Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ: Mạnh ngoài yếu trong

Thứ hai - 15/01/2018 07:59
Muốn thực phẩm sạch nhưng phải có giá rẻ, người tiêu dùng Việt Nam chưa thể tiếp cận được thực phẩm nông nghiệp hữu cơ thực thụ.

Xu thế tất yếu

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) có sự tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 1999 trên thế giới chỉ có 11 triệu ha đất sản xuất NNHC (chiếm 0,2% đất canh tác toàn cầu), thì đến năm 2015, diện tích này đã tăng lên 50,9 triệu ha.

Có rất nhiều sản phẩm"đội lốt" hữu cơ đang hiện diện trên thị trường

Úc là quốc gia sản xuất NNHC lớn nhất với 22,7 triệu ha (chiếm hơn 40%), Mỹ 3 triệu ha (chiếm 25% tổng diện tích đất nông nghiệp). Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ở Việt Nam đã được 33/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai với diện tích canh tác năm 2016 là 77.000 ha (tăng 3,6 lần so với năm 2010).

PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam khẳng định, sản xuất NNHC là một xu thế tất yếu, vì nó “là hệ thống sản xuất duy trì được lâu dài sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người dựa trên việc khai thác hợp lý các quá trình sinh thái, đa dạng sinh thái học và các chu trình khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương…; Kết hợp truyền thống với đổi mới, sáng tạo và KHCN để mang lại cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong cộng đồng”.

Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, có khoảng 3% người tiêu dùng TP. HCM và Hà Nội dùng thực phẩm hữu cơ và bắt đầu dùng từ 2 năm trở lại đây. Chỉ tính riêng về thực phẩm hữu cơ chính thống (được chứng nhận), mỗi tháng cả nước chi khoảng 33,4 tỷ đồng (TP. HCM: 14,1 tỷ đồng, Hà Nội: 19,3 tỷ đồng). Trong tương lai, con số này có thể lên đến 192,3 tỷ đồng (TP. HCM: 141 tỷ đồng và Hà Nội: 51,3 tỷ đồng).

Theo tính toán của các chuyên gia, hiện nay, có khoảng 50 DN Việt Nam được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhưng hầu hết các DN này đang làm hàng xuất khẩu, rất ít DN bán hàng ở trong nước hoặc có bán nhưng số lượng rất hạn chế.

Trong khi đó, trên thị trường, các cửa hàng có quảng cáo bán sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm NNHC nhan nhản khắp nơi, và ngày càng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền mua, dù chưa qua kiểm nghiệm, chứng nhận.

“Chính vì tâm lý của người tiêu dùng là muốn mua sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ giá rẻ nên đã tin tưởng, mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc này, và các cửa hàng kiểu này vẫn tồn tại”, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP.HCM nhận định.

Phát triển cần có sự đồng bộ

Một lãnh đạo của Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM - Saigon Co.op cho biết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đang tăng nhanh. Mặc dù vậy, mới có khoảng 36% người tiêu dùng hiểu biết đúng về thực phẩm hữu cơ. Hiện Saigon Co.op đang tiêu thụ hơn 3.000 tấn rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm mỗi tháng nhưng chỉ 0,2% trong đó là hàng hữu cơ.

Theo ông Võ Minh Khải, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ thương mại Viễn Phú, cần có sự nhìn nhận đầy đủ và toàn diện về NNHC. Làm NNHC, bên cạnh yêu cầu về đất và nước đạt chuẩn (phải mất thời gian 3 năm mới có thể cải tạo vùng đất đạt các yêu cầu NNHC), thì người sản xuất phải hiểu biết về quy trình sản xuất ra sản phẩm hữu cơ; sau đó là khâu thu hoạch, sơ chế, vận chuyển và phân phối, sao cho khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải truy xuất được nguồn gốc, phải đạt chuẩn và là một chuỗi liên hoàn.

Trên thực tế, việc sản xuất NNHC đang gặp không ít khó khăn thách thức. Theo đánh giá của các chuyên gia Hiệp hội NNHC, quy trình sản xuất sản phẩm NNHC rất khắt khe, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chi phí chứng nhận cao và thủ tục phức tạp. Và hiện chưa có chính sách, cơ chế cụ thể nào về sản xuất NNHC được ban hành.

Theo ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam, hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh, đầu ra thị trường không được đảm bảo. Nhằm góp phần tháo gỡ, các cơ quan chức năng cần loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh, các sản phẩm "đội lốt" hữu cơ, đang gây ra sự hoài nghi của người tiêu dùng. “Để làm được điều này, cần sớm hình thành hệ thống tổ chức chứng nhận quốc gia với sự giám sát chặt chẽ, minh bạch”, ông Phong nói.

Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng dự thảo Nghị định NNHC, và đây được hy vọng sẽ tạo cú hích mới cho phát triển NNHC.

Theo Minh Lâm//thoibaonganhang.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Hôm nay61,488
  • Tháng hiện tại858,186
  • Tổng lượt truy cập90,921,579
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây