Đoàn công tác Văn phòng điều phối NTM Trung ương đến thăm trang trại cam của ông Ngô Xuân Linh, xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) |
Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất, liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông sản hàng hoá chưa cao, chưa tạo được thương hiệu bền vững, giá cả chưa ổn định, khả năng tiêu thụ còn bấp bênh...
Khi biết Quảng Ninh có "Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) và giành được những kết quả bước đầu thuyết phục, được Bộ NN-PTNT tổ chức tổng kết để nhân rộng, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động tổ chức đoàn tham quan, học tập mô hình OCOP Quảng Ninh. Sau đó, OCOP trở thành một phong trào, được Bộ NN-PTNT tổ chức tập huấn tại Quảng Nam cho nhiều tỉnh, thành trên cả nước học hỏi.
Sau khi tham quan mô hình của Quảng Ninh, chính quyền các cấp từ xã, huyện, tỉnh Hà Tĩnh, các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm lợi thế, truyền thống bước đầu đã nhận thức được vai trò chương trình OCOP, nhiều huyện đã tự giác tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm về OCOP để áp dụng vào địa phương mình.
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng trên địa bàn Hà Tĩnh có 74 sản phẩm có thế mạnh, trong đó nhóm thực phẩm có 48 sản phẩm (chiếm 64,86%), nhóm đồ uống có 10 sản phẩm (chiếm 13,51%), nhóm thảo dược có 6 sản phẩm, nhóm lưu niệm – nội thất – trang trí có 8 sản phẩm và nhóm du lịch dịch vụ nông thôn có 2 sản phẩm.
Trong tổng số 74 sản phẩm trên thì đã có 14 sản phẩm đăng ký công bố chất lượng, 26 sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ như Cam Thượng Lộc, bưởi Phúc Trạch, nước mắm Lạch Kèn – Cương Gián Nghi Xuân, cu đơ Phong Nha, mật ong Vũ Quang... Dựa trên các nhóm sản phẩm thế mạnh, Hà Tĩnh đã xây dựng và ban hành đồng bộ các quy hoạch ngành, lĩnh vực, xây dựng đề án phát triển cho từng lĩnh vực, cây, con cụ thể.
Đồng thời tỉnh sớm xác định rõ các sản phẩm chủ lực và có chính sách đồng bộ để khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Đến nay đã có trên 14 ngàn mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhiều mô hình đã ứng dụng mạnh khoa học- công nghệ và liên kết chuỗi.
Chiến lược phát triển sản phẩm được tỉnh xác định rõ ngay từ thời gian đầu triển khai, đó là hỗ trợ các sản phẩm đã có, phát triển các sản phẩm mới, đánh giá thị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường.
Thêm đó tỉnh cũng dự kiến xây dựng một số sản phẩm làm điểm trong năm 2017, phần lớn rơi vào nhóm sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Trong năm 2017 Hà Tĩnh đã có 2 gian hàng tham gia hội chợ OCOP Quảng Ninh, đồng thời tỉnh cũng đã bố trí kinh phí 450 triệu đồng để khởi động đề án Mỗi xã một sản phẩm.
Xác định "Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh, Hà Tĩnh đã đặt ra mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP phải lấy thị trường làm trọng tâm, định hướng cho mọi hoạt động. Người dân đóng vai trò chủ thể của quá trình, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất, phát huy sự chủ động, tự tin và sáng tạo của cộng đồng. Trong thời gian tới, sau khi đề án được phê duyệt UBND tỉnh sẽ tổ chức hội nghị triển khai Đề án OCOP Hà Tĩnh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2030. |
Theo Trần Long/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã