Học tập đạo đức HCM

Hơn 100.000 lượt học viên tiếp cận Chuỗi tập huấn Chương trình OCOP năm 2021

Thứ tư - 13/10/2021 08:39
Chuỗi tập huấn Chương trình OCOP năm 2021 có hơn 3.000 người đăng ký. 11 chuyên đề của chương trình đã tiếp cận hơn 100.000 lượt học viên tham dự qua các nền tảng.
Chuỗi tập huấn Chương trình OCOP năm 2021 có sự tham gia trực tuyến của gần 63 tỉnh thành trong cả nước với hơn 3.000 người đăng ký.

Chuỗi tập huấn Chương trình OCOP năm 2021 có sự tham gia trực tuyến của gần 63 tỉnh thành trong cả nước với hơn 3.000 người đăng ký.

Ngày 13/10, Lễ Bế mạc Chuỗi tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Chuỗi tập huấn Chương trình OCOP năm 2021 diễn ra từ ngày 28/9 đến 18/10 do Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và Tổ chức Đại học Pháp Ngữ (AUF) tổ chức.

Chương trình có sự tham gia trực tuyến của gần 63 tỉnh thành trong cả nước với hơn 3.000 người đăng ký, tổng 11 chuyên đề ước tính tiếp cận hơn 100.000 lượt học viên tham dự qua các nền tảng: Zoom, livestream trên Fanpage, Youtube. Trong đó chủ thể chiếm hơn 30%, còn lại là các đối tượng là cán bộ quản lý Chương trình OCOP và nông nghiệp chiếm 65% và các đối tượng khác (tư vấn, giảng viên, sinh viên chiếm 5%).

Ở mỗi chuyên đề, các học viên đã trao đổi trực tiếp hơn 30 câu hỏi xoay quanh nội dung báo cáo viên chia sẻ cũng như trình bày những thực trạng, mong muốn được hỗ trợ trong Chương trình OCOP.

Với 8 buổi tập huấn và 11 chuyên đề, chương trình đã định hướng, truyền tải các chủ đề thiết thực cho nhà quản lý, chủ thể là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác của các tỉnh, thành phố về những điều cần biết về chương trình OCOP, phát triển sản phẩm OCOP gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, xây dựng câu chuyện sản phẩm và chuẩn hóa sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Chương trình cũng là nơi tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình OCOP ở các cấp và các địa phương.

Tính đến ngày 13/10, chương trình đã tiếp nhận hơn 200 phản hồi tích cực từ phía học viên. Đa phần phản hồi đều cho rằng Chuỗi tập huấn đã cung cấp những thông tin bổ ích, thiết thực cho các đơn vị đã và đang phát triển theo Chương trình OCOP.

Chương trình OCOP vẫn tồn tại những bất cập về cơ chế, chính sách.

Chương trình OCOP vẫn tồn tại những bất cập về cơ chế, chính sách.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, qua thống kê lượt tương tác của chương trình, có thể nói chuỗi tập huấn Chương trình OCOP 2021 đã nhận được sự quan tâm đến từ đông đảo chủ thể cũng như thành phần quản lý Nhà nước các cấp.

“Những câu hỏi, trao đổi, tương tác 2 chiều giữa học viên và diễn giả cho thấy, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình OCOP vẫn tồn tại những bất cập về cơ chế, chính sách; quy trình tổ chức triển khai; cách đánh giá, phân loại OCOP; hồ sơ thủ tục”, ông Nguyễn Minh Tiến nhận định.

Từ đó, đại diện Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác tập huấn cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách của Chương trình OCOP trong thời gian tới.

Để nối tiếp thành công của Chuỗi tập huấn cũng như tiếp tục cung cấp các kiến thức, kĩ năng chuyên sâu hơn nữa cho các chủ thể, các bên liên quan tham dự vào Chương trình OCOP, dự kiến trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị thực hiện các chương trình tập huấn chuyên sâu, hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, đơn vị, chủ thể nhằm tiếp tục lan tỏa, hỗ trợ triển khai thành công Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025.

https://nongnghiep.vn/hon-100000-luot-hoc-vien-tiep-can-chuoi-tap-huan-chuong-trinh-ocop-nam-2021-d305027.html
Theo Phạm Hiếu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại646,719
  • Tổng lượt truy cập91,820,448
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây