Học tập đạo đức HCM

Kích cầu "tiếp sức" doanh nghiệp OCOP

Chủ nhật - 23/08/2020 11:53
Bên cạnh quyết liệt chống dịch, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, kết nối an toàn nhằm kích cầu, tăng sức mua của người dân, "tiếp sức" cho các doanh nghiệp OCOP... là cách làm của Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương (Sở Công Thương) triển khai trong bối cảnh mới.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 trong bối cảnh mới, tiêu dùng nội địa, tiềm năng vẫn vô cùng lớn bởi dù có dịch người dân vẫn phải tiêu dùng. Hiện sức mua đang chậm lại. Vì vậy, phải kích cầu qua các hoạt động xúc tiến nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó. Đó là cách làm quyết liệt "chống dịch như chống giặc" mà không thể triệt tiêu hay lơ là ý chí thúc đẩy phát triển kinh tế.

Giới thiệu sản phẩm OCOP chả mực Hạ Long tại Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2020 tổ chức tại Công viên Sunworld Hạ Long Park tháng 7/2020.

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Kiên, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Trước tác động của dịch bệnh trong bối cảnh mới, kinh tế tư nhân chịu nhiều sức ép. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia OCOP suy giảm do đối tượng khách bị giảm, thị trường bị thu hẹp lại. Để “tiếp sức” doanh nghiệp, chúng tôi linh hoạt các giải pháp kích cầu, xúc tiến, kết nối an toàn để doanh nghiệp duy trì hoạt động trong tình hình mới.

Theo đó, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến, kết nối thúc đẩy thương mại 6 tháng cuối năm 2020. Đây cũng là kế hoạch dự kiến được vạch ra để chủ động thực hiện trong bối cảnh khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn đặc biệt là sau khi được chấm dứt dịch bệnh, để tập trung triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt nhiệm vụ “kép”.

Đơn vị dự kiến tổ chức nhiều sự kiện nhằm tăng cường xúc tiến, kết nối như: Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2020; Triển lãm thương mại sản phẩm OCOP và hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Sự kiện chuỗi Phiên chợ hàng Việt về miền núi, biên giới, hải đảo năm 2020  ở Cô Tô, Ba Chẽ, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà; Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2020 tại Hà Nội...

Để thực hiện hiệu quả và an toàn cho các sự kiện này, điều được đơn vị lưu tâm đầu tiên là lên phương án phòng chống dịch cho các sự kiện được tổ chức tại các điểm hội chợ. Đơn vị phối hợp với Sở Y tế bố trí các điểm kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn và yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào hội chợ.

Khách hàng và các đơn vị bán hàng trong hội chợ được bố trí trên một không gian rộng, khoảng 7000 - 8000m2, đảm bảo không gian bán hàng và đường đi cho du khách. Lực lượng y tế túc trực thường xuyên đi kiểm tra giám sát nhắc nhở người tham gia hội chợ tuân thủ yêu cầu đeo khẩu trang; bố trí sẵn phòng cách ly tại chỗ trong trường hợp phát hiện trường hợp bất thường...

Đơn vị cũng cân nhắc hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp áp dụng các hình thức mới trong hoạt động xúc tiến, kết nối thị trường thông qua các nền tảng số, trên môi trường internet... Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nếu có nhu cầu có thể được Trung tâm hỗ trợ triển khai các gian hàng online bằng thiết bị kỹ thuật số và sự hỗ trợ thuê nhân sự của Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm cũng tăng cường hoạt động của sàn Giao dịch điện tử như vai trò của một "chợ điện tử" kết nối, tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp; tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ miễn phí đưa sản phẩm OCOP lên sàn...

Bên cạnh đó, để thúc đẩy kết nối, xúc tiến hiệu quả, đơn vị cũng nghiên cứu tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo trực tuyến theo hướng đa dạng thị trường, ngành hàng, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp có thêm các cơ hội kết nối thị trường, phát triển thị phần, vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid -19.

Đồng thời, Trung tâm cũng thúc đẩy việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hỗ trợ công nghệ cho các đơn vị doanh nghiệp qua các chương trình như: Tổ chức từ 3-5 khóa tập huấn về nghệ thuật bán hàng, phát triển điểm phân phối, kỹ năng bán hàng theo phương thức thương mại điện tử do Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam thực hiện; triển khai thực hiện thúc đẩy Đề án thương mại điện tử của tỉnh...

Tin rằng, bằng cách làm linh hoạt với phương án phòng dịch cụ thể, các hoạt động xúc tiến tiếp tục tạo hiệu quả kích cầu, "tiếp sức" hiệu quả cho các doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
 

Theo Hà Phong/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại713,755
  • Tổng lượt truy cập90,777,148
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây