Học tập đạo đức HCM

Cách bổ sung Vitamin C cho tôm, cá

Thứ ba - 10/10/2017 03:25
Tôm, cá nuôi thường mắc nhiều loại bệnh do tác động môi trường, nguồn dinh dưỡng. Vitamin C là một trong những nhân tố thiết yếu hỗ trợ tôm, cá sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch; rất cần thiết trong giai đoạn chuyển mùa.

Vai trò của vitamin C

cách vitamin C trong nuôi tôm, cá

Vai trò của vitamin C trong thủy sản thể hiện rõ nhất trong quá trình tổng hợp nên chất collagen và một số vi lượng khác. Vitamin C giúp tôm, cá tăng miễn dịch, giảm stress, chống chọi tốt trước tác động của môi trường; nhất khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa từ xuân sang mùa hè, từ thu sang đông.

Vitamin C còn hạn chế tác động có hại của amoniac đến tốc độ tăng trưởng của tôm, cá, làm giảm tác dụng độc của nitrit trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh.

Trường hợp tôm, cá bị bệnh do một số tác nhân gây nên thì cũng nên sử dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng khi có dấu hiệu bệnh lý.

Có 2 loại chính là vitamin C nguyên chất và vitamin C thương mại. Khi sử dụng, người nuôi cần xem kỹthành phần, hàm lượng C; tùy theo điều kiện chăn nuôi và thị trường cung cấp mà người nuôi lựa chọn phù hợp.

Biểu hiện tôm, cá thiếu vitamin C

Tôm thiếu vitamin C, sẽ xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột. Tôm bị bệnh thể hiện sự bỏ ăn, kém ăn, khả năng chịu sốc giảm, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại.

Cá nuôi thiếu vitamin C thường thể hiện qua dấu hiệu: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, xung quanh miệng và mắt; màu sắc cơ thể chuyển sang đen tối. Cá bị bệnh thì giảm sinh trưởng; đồng thời, giảm khả năng chống chịu sốc và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Nhu cầu và chế độ sử dụng 

Cách sử dụng vitamin C trong nuôi tôm, cá

Các loài cá, tôm đều có nhu cầu vitamin C theo định lượng, phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước, tốc độ tăng trưởng; hình thức nuôi và các đặc tính của môi trường nước.

Nhu cầu vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng tôm, cá cần được cung cấp lượng vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ (Ở giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh cần bổ sung 200 mg vitamin C/kg thức ăn, giai đoạn tôm giống cần bổ sung 100 mg/kg thức ăn).

Đối với cá, nhu cầu vitamin C tùy theo loài (cá chép bột có nhu cầu vitamin C là 45 mg/kg, trong khi cá chẽm bột chỉ 20 mg/kg).

Để hạn chế sự hao hụt vitamin C, người nuôi phải bổ sung vào thức ăn ở các dạng khác nhau; có thể bổ sung vitamin C vào thức ăn loại vi bọc do hàm lượng vitamin C ở dạng này khoảng 80 - 90% và có thể lưu trữ trong vài tháng.

Cách bổ sung vitamin C

Cách sử dụng vitamin C trong nuôi tôm, cá

Trong thành phần thức ăn tổng hợp đã có một lượng vitamin tổng hợp, nhưng quá trình chế biến, bảo quản vitamin C đã bị thất thoát, nếu không bổ sung, tôm, cá sẽ xuất hiện bệnh.

Lượng vitamin C cần bổ sung là khác nhau, tuỳ theo từng đối tượng nuôi và từng loại vitamin C.

Với tôm, bổ sung bằng cách hòa tan vitamin C với nước, rải lên thức ăn với liều lượng 1 kg vitamin C/ 500 kg thức ăn, trộn đều; dùng chất kết dính Binder tạo sự kết dính bao bọc thức ăn giúp tôm ăn hiệu quả; nên dùng từ lúc thả Post đến lúc thu hoạch.

Với cá, hòa tan Vitamin C trong nước rải lên thức ăn với liều dùng 2g vitamin C/kg thức ăn, trộn đều và dùng chất kết dính áo bên ngoài, hoặc trộn trực tiếp vào thức ăn; nên dùng 3 lần/tuần, từ lúc nuôi đến thu hoạch.

Điểm cần lưu ý khi sử dụng vitamin C là không dùng kết hợp kháng sinh, vì vitamin C là axit, nếu dùng chung kháng sinh sẽ bị mất tác dụng.

Hiện nay, trên thị trường thuốc thủy sản có nhiều sản phẩm cung cấp vitamin C với tỷ lệ hàm lượng khác nhau; Hàm lượng có thể là 10%, 15%, 20%, 25% hoặc 30%. 

Hàm lượng vitamin C cao thì liều lượng bổ sung thấp hơn và ngược lại. nếu hàm lượng vitamin C là 20% thì liều lượng cho tôm, cá ăn khoảng 3 - 6 g/kg thức ăn, để tạt xuống ao là 0,5 - 1 kg/1.000 m3 nước. 


Tác giả bài viết: Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn tin: www.baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay90,817
  • Tháng hiện tại795,930
  • Tổng lượt truy cập90,859,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây