Học tập đạo đức HCM

Tăng trưởng kém do đạo ôn ở giai đoạn mạ, kết hợp với thay đổi hormone trong chu trình truyền tín hiệu

Thứ tư - 27/09/2017 20:10
Đáp ứng với sự tấn công của nguồn vi sinh vật gây bệnh (pathogen), cây sẽ ưu tiên hóa các phản ứng tự vệ một cách tổng thể trong suốt quá trình tăng trưởng của cây, các tác giả nghiên cứu bài này đã ghi nhận có những thay đổi chu trình truyền tín hiệu của phytohormone kết hợp với s85 tăng trưởng kém (cây thấp lùn) do bệnh đạo ôn ở giai đoạn mạ gây ra. Sự nhiễm bệnh của cây mạ bởi nấm Magnaporthe oryzae (race 007.0) tấn công vào giai đoạn bốn lá (ba lá thật) đã làm ức chế sự tăng trưởng ở những lá ở bên trên; chiều dài phiến lá của lá thứ sáu, lá thứ bảy giảm 27% - 82%, và bẹ lá giảm 88 - 72% so với đối chứng không có chủng bệnh.

Thất thú vị là, nếu cắt bỏ phiến lá thứ tư có nhiễm bệnh trong vòng hai ngày sau khi chủng bệnh (dpi) đã cứu sống được một cách có ý nghĩa sự tăng trưởng của lá lúa, khẳng định rằng một cơ chất nào đó có chức năng ức chế và/hoặc có một tín hiệu nào đó phát sinh trong lá bị nhiễm bệnh (lá thứ tư), rồi chúng chuyển đến các lá ở bên trên (ví dụ lá tứ sáu, thứ bảy) vào lúa hai ngày sau khi chủng bệnh, kết quả làm ức chế tăng trưởng cực trọng. Phân tích sự thể hiện của các gen đóng vai trò “marker” trong các chu trình của phytohormone cho thấy hoạt động của chu trình truyền tính hiệu jasmonate (JA) và abscisic acid (ABA), sau đó là sự ức chế chu trình truyền tính hiệu của auxin, gibberellic acid (GA) và salicylic acid (SA), ở vị trí lá thứ sáu. Những gen này có liên quan đến sự  dãn nở của thành tế bào được điều tiết theo kiểu DOWN.

Ở lá thứ tư bị nhiễm bệnh, chu trình JA được  kích hoạt trong vòng 2 ngày) sau khi chủng bệnh nhân tạo (2 dpi, theo sau là hoạt động của ABA (3 dpi). Hơn nữa, sự ức chế lá bởi nhiễm bệnh đạo ôn được cứu sống từng phần trong dòng lúa đột biến coleoptile photomorphogenesis 2 (cpm2), giống bị khiếm khuyết trong khi mã hóa gen OsAOC (allene oxide cyclase). Các chu trình truyền tín hiệu JA ít nhất đó đóng góp phần nào  vào sự ức chế tăng trưởng ấy. Nhìn chung, khi pathogen tấn công cây lúa ở giai đoạn mạ, cây lúa sẽ ưu tiên cho nội dung tự vệ trước, chóng lại xâm nhiễm của nấm, tạm thời làm ngưng tăng trưởng thông qua hệ thống kiểm soát các chu trình của phytohormone.

GS Bùi Chí Bửu lược dịch

Nguồn: http://iasvn.org

 Tags: tăng trưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Hôm nay63,365
  • Tháng hiện tại768,478
  • Tổng lượt truy cập90,831,871
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây