Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy

Thứ sáu - 21/08/2015 05:20
(Thủy sản Việt Nam) - Khai thác bằng lồng bẫy cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công sức lao động, chi phí đầu tư thấp. Các loại lồng bẫy được phân loại dựa vào đối tượng khai thác, được thiết kế, trang bị và kỹ thuật khai thác riêng biệt để đối tượng khai thác dễ vào, khó ra.

Lồng bẫy tôm hùm

Lồng bẫy tôm hùm là một trong những ngư cụ khai thác tôm hùm phát triển ở các tỉnh miền Trung, đây là nghề chủ yếu để đánh bắt tôm hùm. Lồng bẫy tôm hùm được chia làm 2 loại chính.

Lồng tròn: Cấu tạo giống một chiếc vợt, hình tròn, không có cán, khung làm bằng thép tròn kích thước 8 - 10 mm hoặc nan tre cật, đường kính từ 430 - 450 mm, bên ngoài bao lưới PE. Phía trên của lồng là 3 dây trạc 3 chiều, chiều dài khoảng 500 mm và được làm bằng dây PE có đường kính 3 mm, ngoài ra có dụng cụ để kẹp mồi trên mặt lồng. Nếu làm lồng bằng tre thì phải có 3 viên đá dằn để lồng nằm sát đáy.

Lồng hình vuông: Cấu tạo cũng giống như lồng bẫy tròn nhưng có dạng hình vuông. Kích thước miệng lồng 4 x 400 mm.

 

Kỹ thuật khai thác

Tàu sử dụng cho nghề này có công suất nhỏ. Kỹ thuật thao tác đơn giản, dùng sức kéo bằng tay. Ngư trường hạt động thường có độ sâu 10 - 20 m nước, lồng được thả ngay trên các bãi rạn. Thời gian khai thác kể cả đêm và ngày, tùy thuộc vào độ trong của nước.

Khi tiến hành khai thác, lồng được chuẩn bị mồi và xếp tại mặt boong. Mồi là các loại cá có mùi tanh được bọc lưới xung quanh hoặc bỏ vào túi. Hình thức thả lồng đơn chiếc và mỗi lồng cách nhau khoảng 8 - 10 m; một lồng được liên kết với một dây giềng phao nổi trên mặt nước. Chiều dài dây phải phù hợp với độ sâu ngư trường để tránh tình trạng dây vướng vào rạn và làm động khi cho tôm ăn mồi. Hai phao được liên kết với nhau bằng dây giềng để thuận lợi cho việc thu lồng.

Quá trình lồng bẫy cũng đơn giản, sử dụng sức kéo bằng tay. Đây là khâu thao tác quan trọng trong kỹ thuật khai thác lồng bẫy tôm hùm. Đảm bảo quá trình thu nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến tôm trong lồng, khi lồng trên mặt nước thì kéo nhanh lên để đưa lồng lên boong tàu để phòng tôm nhảy ra ngoài. Thời gian mỗi mẻ cách nhau từ 30 phút đến 1 giờ.

Lồng bẫy tôm hùm hình vuông - Ảnh: Ngọc Hà

 

Lồng bẫy cá song

Chuẩn bị lồng

Lồng bẫy cá song có kích thước lớn hơn hẳn các loại lồng bẫy khác. Vật liệu làm lồng bẫy cá song là gỗ và lưới thép. Khung đáy lồng được làm từ các thanh gỗ có kích thước bằng chiều dài và chiều rộng của đáy lồng. Đặt các thanh gỗ trên vào các vị trí định sẵn và liên kết với nhau bằng đinh sắt hoặc dây thép nhỏ.

Khung thân lồng sử dụng những cây song đường kính từ 25 - 30 mm, uốn cong thành vòm để liên kết với khung đáy lồng và xung quanh thân lồng.

Hom lồng: Sử dụng hai cây song uốn cong theo đường hom và liên kết với đáy lồng và khung lồng bằng đinh sắt hoặc dây thép, sau đó dùng lưới kim loại tạo thành cửa lồng. Lưới bọc lồng thường được làm bằng lưới kim loại mạ kẽm, được lắp ráp kín theo dạng của khung lồng.

 

Kỹ thuật khai thác

Để hoạt động nghề lồng bẫy cá song, tàu phải có mặt boong đủ lớn để thuận lợi cho việc xếp lồng. Sử dụng sức kéo của tời để kéo dây giềng khi thu lồng. Lồng bẫy phải được chuẩn bị chắc chắn, đảm bảo chịu được tác động của môi trường biển trong thời gian dài.

Đối với lồng bẫy cá song, mồi là các loại cá nhỏ, còn sống được thả vào lồng khi tiến hành thả lồng hoặc khi lồng ở đáy, mồi (cá nhỏ) tự vào lồng. Vị trí thả lồng ở các bãi cồn rạn, hốc đá, nơi mà cá song hay sống và kiếm mồi.

 

Khai thác mực bằng lồng bẫy

Chuẩn bị lồng

 Lồng bẫy mực dùng để đánh bắt mực nang sống tầng đáy, có nhiều loại với những hình dạng khác nhau.

Loại 1: Loại lồng bẫy này được chế tạo chắc chắn, vật liệu bằng cao su, có bề dày 20 mm. Để lồng phẳng, khung lồng hình vòng cung giống như một nửa hình trụ. Cửa lồng có cấu tạo dạng bẫy, khi mực vào ăn mồi sẽ bị cửa lồng đóng lại do lực tác động của mực vào dây buộc mồi. Chiều dài toàn bộ lồng là 48 cm, chiều cao 20 cm.

 

Loại 2: Loại lồng này khác hẳn so với loại trên, khung được cấu tạo bằng tre hoặc gỗ, bên ngoài được bao bằng lưới PE. Hom lồng làm bằng lan tre tạo thành hình phễu.

Ngoài ra còn kiểu lồng dùng để đánh bắt mực ở tầng trung gọi là bóng mực. Loại lồng này cấu tạo đơn giản, khung được làm bằng mây hoặc gỗ, bên ngoài bọc lưới và buộc lá cây, cửa lồng có dạng hình cung để khi nào mực vào lồng không trở ra được.

 

Kỹ thuật khai thác

Để khai thác lồng bẫy mực cần có máy tời để kéo dây giềng chính và hệ thống ròng rọc. Lồng bẫy mực có nhiều loại và hình dạng khác nhau nhưng đều sử dụng phương pháp thả liên kết với đường dây chính. Số lượng lồng phụ thuộc vào từng tàu. Chuẩn bị mồi cho vào lồng và sắp xếp lồng theo thứ tự trên boong tàu. Mồi là các loại cá nhỏ hoặc cua, được buộc cố định và liên kết với cửa lồng bằng dây dễ đứt. Khi mực vào lồng bắt mồi sẽ làm cho dây này đứt và cửa lồng đóng lại.

Quá trình thả lồng được thực hiện sau lái tàu. Đầu tiên thả neo và phao tín hiệu, sau đó lần lượt liên kết lồng với dây giềng chính và thả lồng xuống nước. Trong quá trình khai thác, thường kết hợp thu lồng và thả ngay sau khi đã lấy mực nước và cho mồi vào lồng. Quá trình thu lồng nhờ sức tời để kéo dây giềng chính. Thu đến đâu lấy mực và cho mồi vào để ngay sau đó.

 

Lồng bẫy bạch tuộc

Chuẩn bị lồng

 Lồng đánh bắt bạch tuộc được chế tạo đơn giản, hình dạng có nhiều loại nhưng chủ yếu là hình hũ. Vật liệu làm bằng nhựa, chiều cao 22 cm, đường kính thân 12 cm, đường kính miệng 80 mm, phía đáy được đục 2 lỗ để buộc mồi. Hiện nay, một số nơi còn dùng lồng là những loại vỏ ốc lớn hoặc một vật có hình dạng tương tự để đánh bắt bạch tuộc.

 

Trang bị và kỹ thuật khai thác

Trang bị và kỹ thuật khai thác bạch tuộc giống như các loại lồng bẫy khác. Đối với loại lồng bẫy này có thể sử dụng mồi hoặc không có mồi do đặc tính của bạch tuộc chỉ tìm nơi trú ẩn. Vì vậy, bẫy phải được đặt sao cho bạch tuộc dễ vào và ở luôn trong đó. Phương pháp thả bẫy theo đường dây giềng chính, mỗi bẫy cách nhau từ 8 - 10 m. Trong quá trình thả phải cần có kinh nghiệm để bẫy chạm đáy và nằm ngang. Khi thu bẫy phải kéo đều, không làm ảnh hưởng đến bạch tuộc trong bẫy.

 

Khai thác ốc hương bằng lồng bẫy

Chuẩn bị lồng

Lồng bẫy ốc hương có hình dạng hình nón cụt. Khung lồng làm bằng thép, tre hoặc gỗ, để lồng chắc chắn khung lồng có thể làm bằng sắt có đường kính 4 mm, bên ngoài lồng được bao bởi lưới PE, kích thước mắt lưới 2,5 - 3 cm. Hom lồng dạng hình phễu và được làm bằng lưới. Chiều cao lồng 20 cm, đường kính đáy lồng 40 cm, đường kính mặt lồng 20 cm. Cấu tạo gồm 3 dây chạc dùng để liên kết lồng với dây chính chiều dài 50 cm.

 

Kỹ thuật khai thác

Lồng được thả theo đường dây chính, sau đó ngâm lồng trong một thời gian nhất định thì tiến hành thu lồng. Trong quá trình khai thác, ốc hương bò lên thành lồng vào lồng để bắt mồi. Mồi là các loại cá nhỏ, bỏ vào túi, khi ốc hương vào lồng thì không thể bò ra được. Quá trình thu lồng sử dụng máy tời thu dây giềng chính, các lồng lần lượt được kéo lên lấy ốc và thay mồi để chuẩn bị cho mẻ sau.

>> Khai thác bằng lồng bẫy có tính chọn lọc, phù hợp với những loại tàu có công suất bé. Hơn nữa, lồng bẫy có thể khai thác ở những ngư trường nền đáy phức tạp, nơi mà các ngư cụ khác không có khả năng khai thác được hoặc khai thác được nhưng sản lượng không cao.

Hữu Văn

Thủy sản Việt Nam


 Tags: khai thác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại721,226
  • Tổng lượt truy cập90,784,619
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây