Học tập đạo đức HCM

Phòng trị bệnh dính chân trong ương tôm giống

Thứ sáu - 07/08/2015 04:02
(Thủy sản Việt Nam) - Hiện tượng dính chân xảy ra phổ biến trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất giống.

Nguyên nhân

Ấu trùng tôm bị dính chân là do một hoặc một số các nguyên nhân như: nguồn nước trước khi cấp vào bể ương chưa được xử lý kỹ. Việc sử dụng tảo khô Spirulina làm thức ăn cho ấu trùng tôm quá sớm hoặc kiểm soát lượng tảo không chặt chẽ, cho ăn dư thừa quá nhiều. Cho ăn tảo khô quá sớm khi ấu trùng chưa chuyển hết sang Zoea 1, lượng tảo dư tạo thành màng nhầy bám dính vào chân và phụ bộ của ấu trùng. Sử dụng tảo quá già làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Khi tảo quá già sẽ nhanh chóng tàn và tạo chất nhớt trong bể ương. Ngoài ra sử dụng tảo, thức ăn, artemia kém chất lượng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cũng tạo chất nhớt dễ bám dính vào ấu trùng tôm. Khi môi trường nước xấu đi do tảo, thức ăn hay phân làm môi trường nước ô nhiễm dẫn đến hiện tượng ấu trùng tôm dính vào nhau thành từng cục làm ấu trùng không thể bơi, không bắt mồi và chết dần. Hiện tượng dính chân xảy ra ở tất cả các giai đoạn trong quá trình ương ấu trùng nhưng thường gặp hơn ở giai đoạn Zoea.

Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, môi trường trong quá trình ương góp phần nâng cao sức đề kháng của ấu trùng tôm - Ảnh: PTC

 

Cách phòng bệnh

Sau khi tôm đẻ 30 - 32 giờ, thu Nauplius trong bể đẻ và chuyển vào chậu (thùng nhựa) 20 - 100 lít, sục khí nhẹ để ấu trùng phân bố đều, tắm ấu trùng bằng một trong các hóa chất KMnO4 5 ppm, Iodin 5 ppm trong 3 - 5 phút, tắm bằng Formaline 100 - 200 ppm trong 30 - 60 giây để khử trùng trước khi thả vào bể ương, loại bỏ các chất bẩn bám trên ấu trùng trong quá trình ấp. Sau đó tắm lại Nauplius bằng nước sạch để loại bỏ dư lượng thuốc khử trùng.

Nước trước khi đưa vào bể ương ấu trùng tôm phải khử trùng bằng ôzon hoặc Chlorine (25 - 30 ppm) trong là 24 giờ. Trung hòa Chlorine dư bằng thiosulphate theo tỷ lệ 1:1. Dùng test Chlorine kiểm tra Chlorine dư, nước cấp cho bể nuôi vỗ có hàm lượng Chlorine dư < 0,1 ppm. Cấp nước biển đã khử trùng qua túi lọc bông, rồi bổ sung EDTA 10 ppm và sục khí trong thời gian ít nhất 24 giờ trước khi thả ấu trùng Naplius vào ương.

Nếu dùng tảo khô cho ấu trùng ăn chỉ được dùng khi ấu trùng đã chuyển hết sang giai đoạn Zoea 1, cho ăn với lượng vừa đủ tránh dư thừa. Tốt nhất khi tôm ở giai đoạn Zoea nên cho ấu trùng ăn bằng tảo tươi giúp ấu trùng dễ bắt mồi và không làm ô nhiễm nước. Sử dụng nguồn tảo tươi, artemia, thức ăn công nghiệp phải đảm bảo chất lượng, không dùng tảo quá già, tảo không bị nhiễm tạp.

Để phòng hiện tượng dính chân ở ấu trùng tôm cần quản lý tốt môi trường bể ương trong suốt quá trình ương. Định kỳ xi phông đáy, thay nước kết hợp sử dụng một số loại vi sinh có lợi trong việc phân hủy phân và thức ăn dư thừa.

 

Điều trị khi tôm bị dính chân

Cần giảm lượng thức ăn, nhất là lượng tảo khô. Sử dụng hóa chất như Cloramine 0,25 - 0,5 ppm, Triflan 0,05 ppm để làm sạch chất bẩn bám trên ấu trùng. Thay nước từ 20 - 50% kết hợp với vi sinh nhằm phân hủy nhanh chất bẩn và giúp vi sinh vật có lợi phát triển. Bổ sung EDTA 10 - 30 ppm, Vitamin C và Vitamin tổng hợp với liều lượng 1 ppm, chống sốc cho ấu trùng trong quá trình xử lý. Nếu môi trường nước quá xấu, nước bẩn tạo thành sợi thì sử dụng vợt lưới để loại bỏ chất bẩn ra khỏi bể ương.

>> Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, chất lượng thức ăn, môi trường trong suốt quá trình ương… không những kiểm soát hiện tượng dính chân còn góp phần nâng cao sức đề kháng của ấu trùng tôm.

Gia Phong 
Thủy sản Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay33,868
  • Tháng hiện tại738,981
  • Tổng lượt truy cập90,802,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây