Học tập đạo đức HCM

Phòng bệnh nhiệt thán trên gia súc

Thứ tư - 23/08/2017 03:58
Nhiệt thán (Anthrax) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loại động vật, chủ yếu trên trâu bò và đặc biệt có thể lây sang người.

Nguyên nhân

Bệnh nhiệt thánTrực khuẩn Bacillus Anthracis 

  

Bệnh do loài trực khuẩn có tên Bacillus Anthracis gây ra. Đây là loại trực khuẩn Gram dương, có kích thước tương đối lớn, 1 - 1,5 mm x 4 - 8 mm. Vi khuẩn hiếu khí, không có lông, không di động, có hình thành nha bào và giáp mô. Vi khuẩn có sức đề kháng kém: Ở 550 C, chịu được 55 phút, 600 C được 15 phút, 1000 C chết ngay. Ánh sáng mặt trời diệt vi khuẩn sau 10 giờ, trong bóng tối vi khuẩn sống được 2 - 3 tuần. Trong xác chết vi khuẩn tồn tại 2 - 3 ngày. Các chất sát trùng diệt vi khuẩn nhanh chóng. Nha bào của vi khuẩn có sức đề kháng mạnh. Vi khuẩn sau khi sinh nha bào tồn tại được 20 - 30 năm trong đất; trong phân gia súc bệnh nha bào tồn tại 15 tháng. Các chất sát trùng phải pha đặc và tác động thời gian lâu mới diệt được nha bào. 

 Đặc điểm dịch tễ 

Bệnh gây chết trên nhiều gia súc, lây nhiễm và gây chết cho người dân do tự ý mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (tháng 7, 8, 9). 

Vi khuẩn hoặc nha bào có thể xâm nhập vào cơ thể động vật qua đường tiêu hóa (vi khuẩn hoặc nha bào theo thức ăn, nước uống vào cơ thể mà gây bệnh. Đây là đường truyền bệnh chủ yếu. Sau khi vào ruột, nha bào sẽ nở thành vi khuẩn); qua đường da (vi khuẩn hoặc nha bào có thể xâm nhập qua vết xây xát ở da. Bệnh lây kiểu này rất phổ biến ở những người mổ thịt trâu, bò, ngựa mắc bệnh nhiệt thán); qua đường hô hấp (gia súc có thể hít phải nha bào, vi khuẩn có trong bụi rậm phát tán trong không khí). Bệnh lây truyền từ vùng có dịch nhiệt thán sang vùng khác chủ yếu do người đưa gia súc mắc bệnh hoặc phát tán các sản phẩm gia súc có mầm bệnh. Bệnh hay xảy ra ở các xã miền núi phía Bắc, nơi đã có bệnh nhiệt thán phát sinh từ nhiều năm trước, do nha bào vẫn tồn tại trong đất. 

Triệu chứng

Bệnh xảy ra mọi lứa tuổi của gia súc, thời gian ủ bệnh khoảng 1 - 2 tuần, với triệu chứng biểu hiện qua các thể sau: 

Thể quá cấp tính: xảy ra ở thời gian đầu. Bệnh xảy ra nhanh, gia súc đột ngột run rẩy, hai bên má hơi sưng, khó thở, bỏ ăn và đổ mồ hôi, niêm mạc đỏ ứng hoặc tím bầm. Gia súc nhiễm bệnh sốt cao 40,5 - 42,50 C, nghiến răng lè lưỡi, mắt đỏ, co giật, mê man, quỵ xuống. Ở âm hộ hay hậu môn có thể chảy máu, chết nhanh. 

Thể cấp tính: Diễn biến bệnh khoảng 24 - 48 giờ với triệu chứng sốt cao 40 - 420 C. Gia súc mệt mỏi, thở khó và nhanh, niêm mạc đỏ thẫm, tiêu chảy hoặc kiết, phân đen có lẫn máu, nước tiểu có máu. Xung huyết và xuất huyết niêm mạc bên ngoài, mồm mũi có bọt hồng lẫn máu, hầu, ngực bị sưng. Ở bò sữa có sự giảm sữa đột ngột. Trâu bò mang thai có thể bị sẩy, chết và máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên. Tỷ lệ chết khoảng 80%. 

Thể bán cấp tính: Bệnh tiến triển chậm hơn, gia súc sốt, ăn ít, những chỗ da mỏng sưng lên, niêm mạc mắt mũi, hậu môn đỏ, chảy máu mũi và mắt là triệu chứng duy nhất trước khi chết khoảng 2 - 3 ngày. 

Thể ngoài da: Xuất huyết ở cổ. Ngực sưng và phù cục bộ, ban đầu đau, ung thối, sau thành mụn loét đỏ chảy nước màu vàng đỏ. 

Bệnh tích

Trâu, bò chết do bệnh nhiệt thán bụng trương to rất nhanh, xác chóng thối. Tất cả các lỗ tự nhiên chảy máu tươi, máu đen đặc và khó đông. Các hạch lympho đều tụ máu, màu tím sẫm, sưng to, nhất là hạch hầu, hạch trước vai và hạch đùi. Tổ chức liên kết dưới da tụ máu, thịt tím tái, có thấm máu và tương dịch. Phổi tụ máu nặng, có màu đen. Khí quản có máu lẫn bọt. Lá lách sưng to gấp 2 - 4 lần, tím sẫm, tổ chức lách nát nhũn như bùn. 

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Trong ổ dịch, quan sát kỹ các biểu hiện lâm sàng và phân tích dịch tễ học. Cần phân biệt với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò (bệnh cũng phát ra lẻ tẻ, sưng hầu, khó thở nhưng máu vẫn đỏ, lách không sưng, không nhũn); bệnh do giống vi khuẩn Clostridium (xác chết trương to và chết đột ngột); bệnh do xoắn khuẩn Leptospira thể cấp tính, bệnh lê dạng trùng (nước đái màu đỏ, niêm mạc vàng, máu loãng và nhớt); hiện tượng trúng độc (con vật chết nhanh, không sốt, chết lẻ tẻ hoặc chết hàng loạt một lúc, không lây lan). 

Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Có thể chẩn đoán vi khuẩn học hoặc chẩn đoán huyết thanh học - phản ứng kết tủa tạo vòng Ascoli, tuy nhiên phản ứng không có tính đặc hiệu cao vì có thể lẫn với một số Bacillus spp. khác. 

Biện pháp phòng bệnh

Tiêm phòng vaccine triệt để cho gia súc là biện pháp chủ động, có hiệu quả và kinh tế để bảo vệ gia súc. Vì vậy, cần thực hiện đúng lịch theo hướng dẫn của Cục Thú y. Xây dựng chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, luôn giữ chuồng trại sạch sẽ và định kỳ sát trùng tiêu độc. Cách ly theo dõi 15 ngày với gia súc mới mua về rồi mới cho nhập đàn. Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc khi phát hiện có gia súc ốm chủ vật nuôi kịp thời báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để triển khai các biện pháp chẩn đoán, xác minh kịp thời. 

Trị bệnh

Khi đã xác định có bệnh nhiệt thán cần phải công bố dịch và thi hành chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch. Cách ly kịp thời gia súc mắc bệnh và nghi mắc bệnh, các chất thải của gia súc như thức ăn thừa, phân rác phải thu gom hàng ngày đem chôn sâu với vôi bột. Do gia súc bệnh chết nhanh nên cần điều trị sớm, nếu bệnh lây lan do nhiễm vi khuẩn nhiệt thán từ đất, có thể dùng kháng sinh điều trị cho động vật ốm và tiêm vaccine tạo miễn dịch cho đàn xung quanh. Nếu dịch lây lan do các nguồn khác (lây qua thức ăn) cần điều trị bằng kháng sinh. Các loại kháng sinh có thể dùng: Penicillin, Oxytetracycline, Amoxicillin, Cyprofloxacin, Gentamycin... Liều lượng 25.000 - 30.000 UI/ kg thể trọng, liệu trình ít nhất 5 ngày liên tục. Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh cần kết hợp bổ sung Vitamin C, Vitamin B1, Cafein nhằm nâng cao sức đề kháng cho gia súc. 

Xác của gia súc chết vì bệnh phải được chôn đúng kỹ thuật. Đào hố hình chữ nhật có kích thước 2 × 0,6 × 2 m. Xác gia súc chết phải được đốt đến khi con vật cháy hoàn toàn thành tro. Rải vôi bột lên lớp tro, lấp chặt hố lại và có biển cảnh báo đặt ở đó. 

Thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc kỹ nơi ô nhiễm mầm bệnh.

Nguồn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại797,453
  • Tổng lượt truy cập90,860,846
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây