Heo con cai sữa sớm (3 - 4 tuần tuổi), thường dễ bị stress do xa mẹ và thay đổi khẩu phần, điều này làm giảm lượng thức ăn ăn vào và ảnh hưởng đến năng suất của heo con. Trong giai đoạn này, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của heo con bị hạn chế do thiếu các men tiêu hóa, men tụy. Việc hạ pH đường ruột bằng các hỗn hợp axit hữu cơ yếu giúp khắc phục những vấn đề này.
Tăng cường khả năng tiêu hóa của thú non: pH trong đường ruột thấp mang lại nhiều lợi ích cho vật nuôi. Nó làm tăng hoạt động của men pepsin từ đó giúp tăng khả năng tiêu hóa đạm, điều này không chỉ giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế mà còn mang lại lợi ích cho môi trường thông qua việc giảm thiểu lượng nitơ trong chất thải (phân, nước tiểu). Độ pH thấp cũng làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng thông qua những thay đổi tích cực về chiều cao và chiều sâu của vi nhung mao trong ruột của heo con. Trong giai đoạn bú mẹ, pH trong đường ruột thường duy trì ở mức cao (5 - 6) do tính kiềm hóa của sữa non. Nhưng đạm từ sữa (casein) được tiêu hóa tối đa (98%) ở pH 4, tại độ pH này, casein được đông tụ và phân giải bởi các men tiêu hóa, giúp việc hấp thu sữa trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi chuyển đổi khẩu phần trong giai đoạn cai sữa, sự thay đổi từ đạm sữa sang đạm thực vật hoặc/và từ cá trong khẩu phần, cần độ pH từ 2 - 3,5 trong đường tiêu hóa để tối ưu việc tiêu hóa đạm. Để đạt được điều này, bổ sung axit hữu cơ là một sự lựa chọn. Có nhiều loại axit giúp hạ pH nhanh ở dạ dày, nhưng để duy trì pH thấp trong thời gian dài đủ giúp tối ưu sự phân giải thức ăn, hỗn hợp các axit hữu cơ là giải pháp tốt nhất.
Kiểm soát vi khuẩn: Axit hữu cơ được cho là có khả năng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh thông qua hai cơ chế: Kiềm khuẩn - hạ pH của môi trường, làm cho vi khuẩn có hại không thể tồn tại được; và diệt khuẩn - các axit hữu cơ ở trạng thái ban đầu (chưa phân ly) có thể xâm nhập qua màng lipid của vi khuẩn, vào tế bào chất của chúng, nơi vi khuẩn phân bào trong môi trường pH trung tính và làm hạ pH nội bào. Hoạt động chuyển hóa nội bào phụ thuộc vào các hoạt động của nhiều loại enzyme nhưng các enzyme này bị ức chế ở pH thấp, dẫn đến rối loạn hoạt động chuyển hóa nội bào. Mặt khác, để cân bằng pH nội bào, tế bào phải sử dụng năng lượng để bơm proton H+ ra khỏi tế bào qua kênh H+- ATPase, điều này làm tiêu hao năng lượng tế bào. Đây là một phần của cơ chế tiêu diệt vi khuẩn. Phản ứng sinh hóa này cũng xảy ra trong dạ dày, nhưng phản ứng bị hạn chế khi thức ăn không ở lại lâu trong đó. Ngược lại, số lượng vi khuẩn trong ruột non rất đáng kể, tại đây việc giảm số lượng nói chung của vi khuẩn lợi và hại đều giúp nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Chỉ có axit yếu chưa phân ly trong dạ dày mới có thể đi tới ruột non nơi chúng có thể tấn công vi khuẩn. Tuy nhiên, hoạt động của các axit hữu cơ có thể bị hạn chế bởi khả năng cân bằng pH của ruột, làm cho axit hữu cơ bị phân ly và giảm hiệu quả. Để ngăn chặn sự phân ly không mong muốn, chúng ta có thể sử dụng công nghệ vi bọc axit hữu cơ hoặc sử dụng các hỗn hợp axit hữu cơ với các chỉ số pKa (đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của axit) khác nhau đảm bảo các axit tác động đến các vị trí khác nhau trong ruột.
Hình 2: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con
Sản phẩm ProHacid Advance là hỗn hợp 6 axit hữu cơ được nghiên cứu và lựa chọn, đem đến hiệu quả kiểm soát vi khuẩn mạnh mẽ ở đường tiêu hóa.
Hình 3: Tần suất điều trị bằng kháng sinh
Hình 4: Kết quả ADFI và FCR
Trong tháng 3/2018, một thực nghiệm được thực hiện bởi Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiệu quả thay thế kháng sinh của sản phẩm ProHacid Advance ở điều kiện môi trường chăn nuôi Việt Nam. Một 168 con heo con cai sữa lai (29 ngày tuổi; trọng lượng cơ thể 8,44 ± 1,01 kg) được bố trí ngẫu nhiên thành 3 nghiệm thức: Nghiệm thức (A) - đối chứng dương, khẩu phần cơ bản, có chứa kháng sinh (Neomycin & Enramycin); Nghiệm thức (B) - đối chứng âm, khẩu phần cơ bản, không có kháng sinh; Nghiệm thức (C) khẩu phần cơ bản, không có kháng sinh được bổ sung 2,5 kg sản phẩm ProHacid Advance.
Kết quả cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tiêu chảy của heo con trong số 3 nghiệm thức (P <0,001; Hình 2). Heo con cho ăn theo khẩu phần bổ sung 2,5 kg ProHacid Advance có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn (7,3%) so với nghiệm thức đối chứng dương (11,61%) và nghiệm thức đối chứng âm (16,7%).
Tần suất điều trị kháng sinh cũng thể hiện khác biệt trong thực nghiệm (P <0,001; Hình 3): Heo cho ăn theo khẩu phần bổ sung ProHacid Advance có tần suất điều trị kháng sinh thấp hơn (4,67%) so với đối chứng dương (7,33%) và đối chứng âm (9,53%).
Hiệu quả chăn nuôi của heo cho ăn theo khẩu phần không có kháng sinh và được bổ sung ProHacid Advance cũng khá tốt so với khẩu phần sử dụng kháng sinh.
>> Hiện, nhiều loại phụ gia thức ăn có khả năng thay thế sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng (Antibiotic Growth Promoter - AGP) trong chăn nuôi, các axit hữu cơ và muối của chúng là lựa chọn thích hợp. Trong đó, ProHacid Advance là một điển hình. Sản phẩm là hỗn hợp 6 axit hữu cơ ưu việt, giúp nâng cao năng suất và khả năng phòng ngừa của hệ tiêu hóa. Hỗn hợp axit độc đáo trong ProHacid Advance được thiết kế đặc biệt để tối đa hóa những lợi ích mang lại cho khẩu phần của heo con, heo nái và heo lứa. Được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, là một trong những sản phẩm nổi trội của dòng phụ gia Promote. |
Để được tư vấn cụ thể về sản phẩm và dịch vụ của Provimi, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH MTV Provimi Việt Nam
Địa chỉ nhà máy: 238 Quốc lộ 1A, Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
ĐT: +84 (0) 251-3 999 001, Fax: +84 (0) 251-3 884 304
VP Sài Gòn: Maple Tree Business Center; (Tầng 11), 1060 Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Quận 7, TP.HCM; ĐT: +84 (0) 28-54 161 515
Email & Website: www.provimi.com.vn; contact@vn.provimi.com
Nguồn: nguoichanuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã