“Giống cà phê ghép Thiện Trường có xuất xứ từ Lâm Đồng và được lai tạo gần 20 năm nay. Ưu điểm của giống cà phê này là thích nghi với đất bạc màu, nhiều sỏi đá; đất bauxite nghèo dinh dưỡng. Sau 6 năm triển khai phương pháp này, kết quả hơn cả mong đợi. Vườn cà phê ghép chồi phát triển khá tốt, thân mập mạp, cành dài, lá xanh tốt, quả nhiều và to. Năng suất cà phê hàng năm đạt 35-40 tấn tươi/ha, mang lại nguồn thu nhập ổn định gần 1 tỷ đồng/năm”-ông Nam phấn khởi cho hay.
Gia đình ông Lê Hồng Nam (xã Gào, TP. Pleiku) là một trong những hộ tiên phong cải tạo vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi. Ảnh: Trần Dung |
Thôn 6 là nơi tiên phong thực hiện phương pháp ghép chồi trên thân cây cà phê ở xã Gào. Ban đầu, mô hình có hơn 10 hộ tham gia. Sau khi nhận thấy hiệu quả khả quan, hiện nay, 100% người dân trong thôn tham gia mô hình này. Không dừng lại ở đó, Hội Nông dân xã Gào đã triển khai nhân rộng mô hình này tại 6 thôn, làng của xã.
Sau khi tham quan, học tập và tham gia các lớp tập huấn, anh Mai Văn Vinh (thôn 2) quyết định ghép chồi để cải tạo vườn cà phê gần 1.500 cây của gia đình. Chỉ sau 2 năm thực hiện, vườn cà phê ghép chồi phát triển tốt, cho năng suất hơn 40 tấn tươi/ha.
Anh Vinh cho hay: “Tôi tham gia mô hình khi đã nhận thấy hiệu quả từ các hộ triển khai trước nên rất tự tin. Mức đầu tư cho giống cà phê ghép chồi cũng không quá cao; mỗi vụ cần bón phân hữu cơ và phân hóa học 2 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa… Tuy nhiên, giống cây này cần bổ sung lượng nước đầy đủ và nhiều hơn giống cà phê cũ. Với hiệu quả khả quan, tôi dự tính sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cà phê ghép chồi”.
Vườn cà phê ghép chồi của anh Mai Văn Vinh (thôn 5, xã Gào) cho thu nhập cao. Ảnh: Trần Dung |
Nhận xét về hiệu quả của mô hình, ông Nguyễn Văn Ánh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Gào-thông tin: Chúng tôi bắt đầu triển khai và nhân rộng mô hình ghép chồi trên thân cây cà phê có sẵn với giống cây ghép Thiện Trường đã được 6 năm. Sau khi học tập kinh nghiệm một số nhà vườn tại Lâm Đồng, một số hội viên, nông dân đã mạnh dạn áp dụng vào vườn cà phê già cỗi của gia đình.
Qua theo dõi, đến năm thứ 3, khi bước vào kinh doanh thì sản lượng cà phê đạt 35-40 tấn tươi/ha. Bên cạnh năng suất vượt trội, giống cà phê ghép Thiện Trường còn có những ưu điểm như kháng được bệnh gỉ sắt và nấm hồng. Lượng phân bón cũng tiết giảm được khoảng 30% so với các giống cà phê khác nhưng năng suất vẫn ổn định.
“Năm 2018, chúng tôi bắt đầu nhân rộng mô hình ra 4 làng và 2 thôn trên địa bàn xã. Ban đầu, Hội Nông dân tổ chức cho các hộ tham quan những vườn cây phát triển tốt để học tập kinh nghiệm, sau đó mở lớp tập huấn cho bà con. Ngoài ra, những hội viên đã tham gia mô hình đạt hiệu quả sẽ trực tiếp xuống vườn để tận tình hướng dẫn kỹ thuật ban đầu cho một số hộ gia đình”-Chủ tịch Hội Nông dân xã Gào cho biết.
Hiện nay, trên địa bàn xã Gào có gần 400 ha cà phê áp dụng phương pháp ghép chồi. Với hiệu quả mà mô hình này mang lại, gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh đã tìm đến một số vườn cà phê ở xã Gào để tham quan, học tập kinh nghiệm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã