Học tập đạo đức HCM

Phát triển cây có múi: Phải đi từ chất lượng

Thứ sáu - 04/06/2021 04:44
Chia sẻ với PV NNVN, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiều lần khẳng định “muốn phát triển bền vững cây ăn quả có múi phải đi từ chất lượng”.
15-23-45_nh1
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Các yếu tố giống, kỹ thuật thâm canh, chỉ dẫn địa lý, thương mại điện tử… cũng phải xây dựng, vận hành theo chuỗi.
 

Đánh thức tiềm năng cây ăn quả đặc sản, đặc hữu

Gần 10 năm nay, phải khẳng định tốc độ phát triển cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây bưởi Phúc Trạch, cam chanh trên địa bàn Hà Tĩnh không khác gì một “cuộc cách mạng”. Vậy, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm, cách làm của địa phương để có được thành quả hôm nay?

Nhớ lại những năm 2007 - 2008, diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn Hà Tĩnh đang rất khiêm tốn. Toàn tỉnh chỉ có 2.489 ha cam; 1.625 ha bưởi; tổng sản lượng dao động trên dưới 15 nghìn tấn đối với cam và hơn 12 nghìn tấn đối với bưởi. Đáng nói, thời điểm đó, người tiêu dùng muốn chọn một lô bưởi, lô cam ngon về chất, đẹp về mẫu mã là cực kỳ khó. Tuy nhiên, khoảng 4 - 5 năm gần đây, bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh không chỉ ngọt hơn, quả to hơn mà còn khá đồng đều về trọng lượng, màu sắc.

Bây giờ để cân đo đong đếm tính hiệu quả của cây ăn quả có múi thì rất khó, nhưng phải khẳng định một điều Hà Tĩnh đã đánh thức được tiềm năng cây ăn quả đặc sản, đặc hữu chủ lực. Đó là bưởi Phúc Trạch (Hương Khê), là cam bù (Hương Sơn); cam chanh Khe Mây (Hương Khê); cam chanh Thượng Lộc (Can Lộc); cam chanh Đức Lĩnh, Đức Bồng (Vũ Quang)...

Những bất lợi về khí hậu thời tiết, nhận thức người sản xuất hạn chế, công tác phát triển giống bị bỏ ngỏ, thị trường bó hẹp… đã được tháo gỡ qua từng năm, thông qua chính sách hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển về quy mô diện tích. Từ tập trung quản lý về chất lượng giống, hỗ trợ giống tốt để mở rộng quy mô (Quyết định 24/2011/QĐ-UBND, Nghị quyết 90, 32… giai đoạn 2011 - 2016), đến chuyển giao các giải pháp kỹ thuật như: thâm canh vườn cam, bưởi tổng hợp; tăng cường ra hoa, đậu quả cho cây bưởi Phúc Trạch; nâng cao năng suất, chất lượng quả; khôi phục sinh trưởng sau bão lụt… thông qua 150 lớp tập huấn cho trên 6.000 lượt nông dân do BIDV, VinGroup tài trợ và một số mô hình, chương trình khuyến nông. Còn hiện nay, tỉnh tập trung vào chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Từ những giải pháp tái cơ cấu trên, tốc độ phát triển cây ăn quả có múi 10 năm qua của Hà Tĩnh được xác định nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Số liệu thống kê cuối năm 2018 cho thấy, toàn tỉnh đã có 6.725 ha cam (trong đó, cam chanh 5.533 ha, cam bù 1.192 ha); diện tích cho sản phẩm 4.095 ha; sản lượng đạt hơn 41 nghìn tấn và 3.187 ha bưởi các loại; diện tích cho thu hoạch 1.863 ha; sản lượng hơn 17 nghìn tấn.

Phát triển diện tích nhanh được xem là thành công nhưng mặt trái của nó là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Tỉnh Hà Tĩnh đã tính đến bài toán này như thế nào?

Không riêng gì cây ăn quả có múi, tất cả các sản phẩm nông nghiệp nếu “cung” vượt “cầu” thì bài toán được mùa mất giá, được giá mất mùa sẽ lặp đi lặp lại mãi. Chính vì vậy, để ngăn chặn việc tăng trưởng “nóng”, từ cuối năm 2018 đến nay Hà Tĩnh đã chỉ đạo ngành NN-PTNT và chính quyền các địa phương tuyên truyền người dân không mở rộng diện tích cam, bưởi; tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm và chủ động tìm kiếm các đầu mối “ăn” hàng số lượng lớn để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

15-23-45_nh2
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật nên tuổi thọ, năng suất cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh tăng lên đáng kể.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm giúp bà con, năm 2017 và 2018 Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh. Tại các Lễ hội này, 50 đơn vị, doanh nghiệp đã trưng bày 30 gian hàng cam, bưởi, quýt, giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Góp phần tiêu thụ hơn 50 tấn sản phẩm, với giá bán bình quân 40.000 đ/kg.
 

Dân tự chủ, Nhà nước kích cầu

Tạm thời không phát triển thêm diện tích, vậy Hà Tĩnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng và tuổi thọ cây trồng?

Đúng như vậy. Trước mắt chúng tôi tiếp tục chỉ đạo Sở NN-PTNT, chính quyền các huyện, xã hướng dẫn người dân tập trung vào thâm canh hơn 30 ha bưởi Phúc Trạch và 107 ha cam đã được cấp chứng nhận VietGAP; mở rộng diện tích đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đồng thời, nhân rộng mô hình thụ phấn bổ sung bằng cơ giới nhằm tăng tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi Phúc Trạch…
 

Đối với công tác giống, 10 năm trước gần như bị bỏ ngỏ thì nay được xem là yếu tố then chốt, hàng đầu được tỉnh chú trọng. Việc sản xuất phải tập trung tại các cơ sở quy mô lớn; nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với những cơ sở sản xuất giống “chui”, tránh tình trạng nhà nhà làm giống, không kiểm soát được dịch bệnh ảnh hưởng đến tuổi thọ, năng suất, chất lượng cây trồng.

Hà Tĩnh đang có 38 cây bưởi Phúc Trạch; 44 cây cam chanh, 34 cây cam bù, 15 cây quýt khốp đầu dòng vừa được bình tuyển, công nhận lại. Công nhận 1 vườn cây cam chanh đầu dòng, mỗi năm cung cấp khoảng 7 - 8 vạn mắt ghép, góp phần giúp các cơ sở sản xuất từ 15 - 16 nghìn cây bưởi cùng hàng vạn cây cam chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trồng mới, trồng thay thế của người dân.

Bên cạnh các giải pháp trên, Hà Tĩnh tăng cường xây dựng, khai thác và phát huy giá trị thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Vùng nào có lợi thế trồng bưởi thì trồng bưởi, vùng có lợi thế sản xuất cam thì chỉ sản xuất cam, không mở rộng diện tích vượt quá vùng chỉ dẫn, để đảm bảo về mặt chất lượng và đầu ra cho sản phẩm.

Đặc sản bưởi Phúc Trạch được cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2004, đến năm 2010 Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Vùng sản xuất chỉ tập trung ở 21 xã thuộc huyện Hương Khê. Cây trồng này cũng đã được Doanh nghiệp Tân Thanh Phong dán tem truy xuất nguồn gốc.

Với cây cam Bù Hương Sơn, thông qua dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cam bù Hương Sơn cho sản phẩm cam quả huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”, sản phẩm đã được nhà nước bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận “Cam bù Hương Sơn”, góp phần giúp địa phương phát triển vùng sản xuất.

Riêng cây cam chanh, Hà Tĩnh nổi tiếng với nhiều loại cam chanh đặc sản như: Cam Khe Mây, cam Thượng Lộc, cam Vũ Quang... Năm 2017, đã có 2 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu là cam Thượng Lộc, huyện Can Lộc và cam Vũ Quang.

15-23-45_nh3
Hàng năm tổ chức Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp là một trong những giải pháp Hà Tĩnh hỗ trợ người dân tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Đối với chính sách dành cho cây ăn quả có múi Hà Tĩnh đã, đang và sẽ thực hiện thì như thế nào, thưa ông?

Quan điểm chỉ đạo của Hà Tĩnh những năm gần đây đối với việc phát triển cây ăn quả có múi là dân tự chủ, nhà nước hỗ trợ chỉ mang tính kích cầu.

Trong đó, phải kể đến một số nội dung hỗ trợ phát huy hiệu quả cao, tạo sự phấn khởi cho người dân như: Hỗ trợ 100% kinh phí bình tuyển cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch, tối đa không quá 300 triệu đồng/loại cây. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch, quýt khốp với mức 1 triệu đồng/cây/năm.

Hỗ trợ một lần 30% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế định hình với diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên/tổ chức, cá nhân, tối đa 25 triệu đồng/ha và tối đa 75 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch quy mô tối thiểu cấp chứng nhận 5ha (không yêu cầu bắt buộc liền vùng, phạm vi quy mô tính trong thôn) được hỗ trợ một lần 100% kinh phí thực hiện chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, tối đa không quá 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng kho bảo quản sản phẩm cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch sử dụng một trong các công nghệ: chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học, công suất tối thiểu 500 tấn được hỗ trợ 30% chi phí đầu tư, tối đa 1 tỷ đồng/cơ sở để mua trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng đảm bảo môi trường…

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Thanh Nga - Quang Bửu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,014,740
  • Tổng lượt truy cập91,078,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây