Học tập đạo đức HCM

Hướng dẫn ủ phân theo phương pháp ủ hiếu khí (compost)

Chủ nhật - 17/10/2021 09:43
Ðể tận dụng phân gia cầm sau mỗi đợt nuôi có chất lượng tốt hơn và an toàn trong sử dụng chúng tôi xin giới thiệu ủ phân theo phương pháp ủ hiếu khí.

1. Chuẩn bị địa điểm

Chọn nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân và vận chuyển nguyên liệu;

Chọn nơi khô ráo, không bị ngập nước;

Chọn nơi có nền đất hoặc nền xi măng khô ráo hoặc chuồng nuôi bỏ không để tận dụng mái che;

Nên làm rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom, tránh nước từ đống ủ phân chảy ra ngoài khi tưới nước quá ẩm;

Diện tích nền: 3 m2/1 tấn phân ủ.

 

2. Chuẩn bị nguyên liệu

Một phần phân gia cầm để cung cấp các vi sinh vật cần thiết cho quá trình bắt đầu ủ phân;

Một phần chất lót có nguồn gốc từ thực vật (rơm, dăm bào, trấu, cỏ khô...). Các chất lót cần phải xốp để không khí có thể lọt qua;

Rất cần có nước (hỗn hợp ủ phải có độ ẩm khoảng 50%) để vi sinh vật hữu ích hoạt động được.

 

3. Cách làm đống ủ phân

Có thể làm đống ủ xếp lớp hoặc đánh luống hoặc ủ trong nhà.

Kích thước đống ủ: Chiều cao từ 1 - 1,2 m; chiều rộng từ 1,5 - 2 m; chiều dài tùy thuộc lượng phân và chất thải có nguồn gốc thực vật.

Các lớp nguyên liệu ủ được bố trí như sau:

30 cm chất độn  lót có nguồn gốc từ thực vật (lớp đậy trên cùng)

15 cm phân gia cầm

15 cm chất độn lót có nguồn gốc từ thực vật

15 cm phân gia cầm

30 cm chất độn lót có nguồn gốc từ thực vật (lớp dưới cùng)

 

Có thể sử dụng ống cấp khí cho đống ủ theo cách của dự án do MAFF Japan tài trợ như sau:

a. Sử dụng ống nhựa PVC, đục các lỗ nhỏ đường kính 8 mm, cách nhau 50 mm dọc theo ống (xem hình minh họa phía dưới);

Cách đục lỗ thông khí trên ống nhựa

 

b. Ðặt 2 - 3 ống nhựa đục lỗ qua đống ủ;

Ðặt ống thông khí qua đống ủ

 

c. Ðổ phân, chất độn lót có nguồn gốc từ thực vật thành các lớp lên trên và tưới nước làm ẩm từng lớp đó.

 

4. Che đậy đống ủ

Sau khi làm xong đống ủ, có thể làm tấm che phủ bằng lá, bằng bạt, bao tải dứa, nilon hoặc mái lợp để giữ nhiệt, giữ ẩm và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc mưa vào đống ủ làm chết vi sinh vật.

Thời tiết lạnh cần che đậy kỹ hơn để giữ nhiệt độ.

Tưới nước làm ẩm từng lớp của đống ủ

 

5. Theo dõi quá trình ủ phân

Quá trình phân hủy chất ủ xuất hiện do hoạt động của vi sinh vật và en-zym có trong phân gà.

- Giám sát nhiệt độ: Giám sát hàng ngày nhiệt độ của đống phân ủ:

+ Trong vài ngày đầu, nhiệt độ tạo ra có thể đạt 60oC đến 70oC.

+ Sau 7 - 10 ngày, nhiệt độ giảm. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 50oC, cần phải nâng nhiệt độ lên bằng cách đảo đống phân đang ủ lên và thêm nước.

Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân 100oC: buộc cố định nhiệt kế vào một que cứng, sao cho đầu nhiệt kế thụt ngắn hơn đầu que để tránh làm gẫy đầu nhiệt kế. Chọn vị trí thuận lợi, xiên đầu que có buộc nhiệt kế vào giữa đống phân ủ. Ðể chừng 5 phút thì rút que buộc nhiệt kế ra, lau qua rồi đọc nhiệt độ. 

Kiểm tra nhiệt độ đống ủ

- Trong trường hợp đặc biệt, không có nhiệt kế thì dùng phương pháp dây thép dài: Sử dụng một sợi dây thép dài (đường kính khoảng 2 - 3 mm) và xiên sâu vào giữa đống phân ủ trong vòng 5 phút, sau đó rút ra và nhanh tay chạm vào sợi dây:

+ Nếu chạm được ít nhất hai lần trước khi ngón tay bị quá nóng có nghĩa là nhiệt độ khoảng trên 60oC. 

+ Nếu có thể chạm sợi dây bốn lần trở lên có nghĩa là nhiệt độ dưới 50oC.

Ðảo đống ủ: Mục đích của việc đảo đống ủ là để cung cấp đủ ôxy cho vi sinh vật phát triển, trộn đều vi sinh vật trong đống ủ và kiểm tra đống ủ nếu khô thì bổ sung thêm nước cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.

Thời gian ủ: 30 - 40 ngày.

* Một số lưu ý

Sau 2 ngày mà nhiệt độ đống ủ không lên là quy trình ủ bị sai.

Các lỗi thường gặp: 

+ Không đủ 2 nguyên liệu: Nguyên liệu từ thực vật và phân gà;

+ Ðộ ẩm không phù hợp: Quá khô hoặc quá ướt;

+ Không đủ ôxy do nguyên liệu ủ không xốp;

+ Mất nhiệt do không che đậy kỹ;

+ Giải pháp khắc phục: Ủ lại ngay, bổ sung những yếu tố còn thiếu.

Chú ý:

+ Không rắc vôi bột;

+ Không để nguyên liệu quá khô;

+ Không để đống ủ bị ngập nước/thừa nước;

+ Không ủ dưới hố hoặc bể;

+ Không dẫm lên đống ủ;

+ Nếu chất độn lót là mùn cưa và trấu thường không đủ độ xốp do đó cần bổ sung them rơm rạ hoặc phế phẩm thực vật khác để đảm bảo độ thoáng và lưu ý cắt ngắn chất độn khoảng 10 - 20 cm;

+ Nếu chất độn lót khô nên tưới nước trước trong khoảng 12 giờ trước khi ủ phân.

Theo Phan Văn Lục/nguoichannuoi.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay27,453
  • Tháng hiện tại685,522
  • Tổng lượt truy cập90,748,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây