Năm 2012, ông Phạm Văn Học nhận đấu thầu trên 5 ha bãi hoang, đất trồng lúa kém hiệu quả ở vùng Đập Phụ của thôn Văn Minh, xã Thường Nga để xây dựng mô hình kinh tế. Buổi đầu với bao khó khăn: thiếu vốn, thiếu nhân lực, đất đai cằn cỗi nhưng với nghị lực vươn lên ông Học đã cải tạo lại đất đai, từng bước quy hoạch mô hình trồng tràm, nuôi cá, trồng lúa kết hợp chăn nuôi.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm để phát triển mô hình, suốt quá trình đó, ông Phạm Văn Học không ngừng tìm tòi, học hỏi và tìm hướng đi mới mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế.
Ông Học tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn để nuôi ốc
Ông Phạm Văn Học chia sẻ: “Tôi đã tìm hiểu từ sách vở, báo đài và đến mô hình ở các huyện Thạch Hà, Đức Thọ để tìm hiểu về nghề nuôi ốc bươu đen. Đến đầu năm 2021, tôi bàn với vợ tập trung vốn cải tạo lại hệ thống ao hồ, đầu tư nuôi ốc. Nhờ lợi thế ao hồ tự nhiên và nguồn nước từ đập Khe Lang cũng như vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau hơn 3 tháng nuôi, gia đình thu hoạch lứa ốc đầu tiên khoảng 2 tấn. Giá trị của ốc thương phẩm thường dao động từ 85.000 đến 120.000 đồng/1kg. Đến kỳ thu hoạch ốc, thương lái đến trực tiếp thu mua nên đầu ra của sản phẩm luôn được đảm bảo”.
…tự nhân giống, ấp trứng để có nguồn ốc giống
Kết quả ban đầu củng cố thêm niềm tin để ông Học lên kế hoạch mở rộng thêm ao nuôi. Cách nuôi ốc bươu bán tự nhiên đòi hỏi sự cần mẫn chịu khó. Nuôi ốc bươu chi phí đầu tư thấp bởi thức ăn của chúng là những thứ có sẵn như: mướp hương, xơ mít, bèo tấm, bèo cái, rau muống...Cũng theo kinh nghiệm của ông Học, mực nước trong ao luôn phù hợp để ốc có thể sinh trưởng, bờ ao nên kè kiên cố để tránh việc ốc di chuyển ra ngoài ao nuôi và cắm nhiều cọc tre giúp ốc có nơi bám để đẻ trứng. Để chủ động nguồn giống cho các ao nuôi ông Học đã nghiên cứu và tự mình nhân giống ốc con từ các cặp ốc bố mẹ.
Mô hình nuôi ốc của ông Học là mô hình mới, tiêu biểu của xã Thường Nga
Nhận xét về mô hình nuôi ốc bươu đen của ông Phạm Văn Học, ông Đường Hồng Lam, Chủ tịch UBND xã Thường Nga cho biết: “Ông Phạm Văn Học là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở xã Thường Nga. Cùng với tích lũy kinh nghiệm và mở rộng quy mô nuôi ốc, ông Học đã hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến học hỏi, phát triển mô hình nuôi ốc. Nhờ vậy, hiện nay trên địa bàn xã Thường Nga có 15 mô hình nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế như mô hình nuôi ốc, nuôi lươn, nuôi cá...Đây là hướng đi mới vừa phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương vừa đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Thời gian tới ông Học sẽ tiếp tục đầu tư nuôi cá lồng
Phương Mai – Thế Thắng/https://canloc.hatinh.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã