Học tập đạo đức HCM

Nuôi, trồng gì ở vùng khô hạn?

Thứ sáu - 01/05/2015 04:43
Đã đến lúc, chúng ta cần có một chiến lược mạnh mẽ để giúp bà con ở dải đất miền Trung có thể “chung sống với… nắng nóng”!
Thật đau xót mỗi khi Đài Truyền hình lại lướt qua khung cảnh khô nóng, xơ xác của dải đất miền Trung giữa những ngày nắng hạn này. Năm nay, hình như lại là năm khốc liệt dữ dội... Tuy nhiên, đây không phải là năm duy nhất. Ở mảnh đất miền Trung này, hạn hán là chuyện thường xuyên, năm nào cũng xuất hiện. Tôi đã nhiều lần vào đây để cùng bà con bàn bạc các cách thức làm ăn. Đã đến lúc, chúng ta cần có một chiến lược mạnh mẽ để giúp bà con nơi này có thể “chung sống với… nắng nóng”!
 
Nên trồng cây neem giữ nước
 

Điều mơ ước đầu tiên của chúng tôi là làm sao phủ xanh lại được toàn bộ dải đất này. Bạn chỉ cần đi dọc theo Quốc lộ 1A cũng đã thấy chói mắt bởi những cồn cát dài vô tận, khô nóng. Nhiều chỗ cỏ cũng không mọc được, nên trơ toàn cát trắng. Người dân héo hắt bởi cái nắng nghiệt ngã thiêu đốt suốt từ sáng tới tận chiều. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy, có một loại cây vẫn xanh mướt và cành lá xum xuê ngay trên chảo lửa này. Đó là cây neem, hay còn gọi là cây xoan chịu hạn. Nó là một loại cây gỗ, tán to như cây keo nhưng lại rậm hơn và xanh hơn. GS. Lâm  Công Định nhân một chuyến đi công tác ở châu Phi đã đưa nó về từ Senegan vào năm 1981, ông cho trồng thử nghiệm ở Thuận Hải (nay tách thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận)

 
Đó là một loại cây đầy triển vọng. Nóng mấy, khô mấy nó cũng mọc được. Những cây mà giáo sư Định đưa về trồng, nay đã thành những cây cổ thụ. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa… nó đã được trồng ở nhiều nơi. Rất nhiều gia đình đã đưa cây neem về trồng quanh nhà hoặc quanh vườn. Nó vừa là cây che mát, vừa làm nhiệm vụ chắn gió. Ở xã Phước Dinh (thuộc huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) người ta đã trồng hàng trăm hécta cây neem. Cây lên thành rừng. Không những chim chóc đã về mà chúng tôi còn thấy có cả những con sóc nhẩy nhót trên cây. Như vậy là đã có cả thú trở về nữa. Bản thân tôi cũng đã tham gia trồng 2ha neem ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình, Bình Thuận) từ 6-7 năm trước. Nay các cây đó đã thành những cây gỗ lớn. Lá và quả neem còn được dùng làm thuốc trừ sâu. Ở Ấn Độ, người ta có hẳn những nhà máy để sản xuất thuốc sâu từ loại cây này. Gỗ neem cũng tốt như gỗ xoan. Ở Senegan, có cây đường kính tới… 2m!

 

Nếu chúng ta huy động lực lượng vào quyết tâm phủ xanh lại những vùng đất này thì hoàn toàn có thể làm được. Tôi mơ ước tới mùa hè, thanh niên tình nguyện sẽ tập trung về những vùng khô hạn để tham gia trồng rừng. Cứ mỗi người trồng độ 100 cây trong cả đợt thì chúng ta sẽ có những cánh rừng bạt ngàn. Có rừng thì mới giữ được nước. Có nước thì sẽ có tất cả… Miền Trung sẽ hồi phục và vươn lên giàu có khi các vùng hoang hóa được phủ lại màu xanh của rừng. Nhưng đó là chuyện của tương lai và phải chờ đợi những chủ trương quyết liệt.

Nuôi đà điểu - sống cùng “sa mạc”
 
Trước mắt, trên nền cát trắng đó, ta vẫn có thể nuôi, trồng nhiều loại cây con đặc sắc. Chúng sẽ giúp bà con ta vượt qua cái khô hạn khốc liệt như hiện nay.
 
Nuoi, trong gi o vung kho han?
Đà điểu  (Ảnh: Tư  liệu).
 
Một trong những “ứng cử viên” sáng giá cho vùng này là con đà điểu. Đà điểu vốn sống ở vùng sa mạc. Nó chịu nóng rất tài (chưa nói tới, nó chịu lạnh cũng rất giỏi). Đà điểu dễ nuôi và cũng mau lớn (nuôi 3 tháng là đã có thể lên tới 30kg!). Nó ăn cũng như gà, thức ăn là cám và rau xanh (mà rau xanh ở đây là lá cỏ voi, lá mía và các loại lá khác). Thậm chí, đà điểu nuôi không cần phải làm chuồng. Nắng, mưa không ảnh hưởng gì tới nó. Ta chỉ cần các bãi cát phẳng và có rào chắn xung quanh. Điều này, ai cũng làm được. Khó nhất với đà điểu lại là đầu tiêu thụ. Nhưng hiện nay, việc tiêu thụ lại rất thuận lợi. Thịt đà điểu bán rất chạy vì nó ngon hơn nhiều loại thịt khác. Đặc biệt, da đà điểu hiện nay đang “lên cơn sốt” Có bao nhiêu da đà điểu thì Công ty Khataco (của Khánh Hòa) cũng thu mua hết. Do đó, phong trào nuôi đà điểu đang lên rất mạnh. Bà con ta ở vùng cát rất nên nuôi đà điểu.

Ông Nguyễn Lân Hùng
Nếu chúng ta huy động lực lượng vào quyết tâm phủ xanh lại những vùng đất này thì hoàn toàn có thể làm được. Tôi mơ ước tới mùa hè, thanh niên tình nguyện sẽ tập trung về những vùng khô hạn để tham gia trồng rừng. Cứ mỗi người trồng độ 100 cây trong cả đợt thì chúng ta sẽ có những cánh rừng bạt ngàn. 
Ngoài ra, trên vùng cát khô nóng này còn có một loại vật hoang dã đang được bà con nuôi rất nhiều, đó là con nhông cát. Nhông cát chịu nắng hạn rất tài. Trên các bãi cát nóng bỏng hình như chỉ còn có nhông cát là tồn tại được. Vì vậy, nuôi chúng rất dễ. Chúng tôi đã có sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Riêng ở xã Hòa Thắng đã có tới hàng trăm gia đình tổ chức nuôi nhông cát. Thịt nhông ngon và lạ. Du khách rất thích ăn thịt nhông. Sao bà con ở vùng cát nóng lại không nuôi chúng?!
 
Những đối tượng quen thuộc như dê, cừu, bò… thì bà con đã và đang nuôi. Ta nên tiếp tục phát triển nó. Nhiều loài bò sát như kỳ đà, tắc kè, rắn... đều có thể tiến hành nuôi. Chúng có thể chịu được khô hạn.
 
Ta cũng nên mở rộng nghề nuôi chim yến cho vùng này. Công ty Yến sào Khánh Hòa sẵn sang giúp bà con về kỹ thuật nuôi chim yến. Ai đủ điều kiện thì nên làm. Nhiều nông dân đã trở nên giàu có nhờ có được một nhà nuôi yến.
 
Về cây trồng, ta cũng có thể đề xuất ra hàng loạt đối tượng nên phát triển. Có lẽ, thanh long thì khỏi phải bàn. Nó đã thành cây chủ lực của Bình Thuận và nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, thanh long cũng phải cần một lượng nước kha khá. Nếu khô hạn dữ thì thanh long cũng chết.
 
Hãy thử với cây bụp giấm, tật lê
 
Nhưng có những loại cây, khô nóng dữ dội mà nó vẫn sống. Ta nên quan tâm tới chúng. Trước hết là cây bụp giấm. Nó là một cây thuộc họ bông và có nguồn gốc từ Tây Phi. Nó chịu hạn rất giỏi. Ở Tuy Phong (Bình Thuận) – nơi rất khô hạn mà các vườn bụp giấm ở đây vẫn lên tốt. Bà con ta thường lấy lá và đài hoa để nấu canh. Chúng có vị chua rất đặc sắc. Một số hãng nước ngọt đã sử dụng bụp giấm để làm nước giải khát. Trong đài hoa của chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất nhiều axit hữu cơ (từ 15-30%). Ngoài ra, nó còn chứa nhiều hoạt chất sinh học và các polysacc-harides khác. Vì vậy, người ta dùng bụp giấm để làm thuốc hạ nhiệt, hạ huyết áp, lợi tiểu, lợi mật, kích thích nhu động ruột, điều hòa cholesterol, tẩy ký sinh trùng đường ruột, kháng khuẩn, chống xơ cứng động mạch, chống vàng da… Nó còn có tác dụng rõ rệt trong việc chống béo phì, chống táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ và ngăn ngừa bệnh cúm vì cảm lạnh…
 

Nuoi, trong gi o vung kho han? Hoa bụp giấm. ( Ảnh: Tư liệu).

Nếu các hàng dược phẩm vào cuộc thì bà con ta tha hồ trồng bụp giấm. Việc này, có khi phải chờ Chính phủ triển khai.

Một cây khác cũng là một loại dược phẩm rất quý, đó là cây tật lê. Đã có nhiều người ví nó như “viagra”. Nó còn có tên là gai ma vương, gai sầu, gai yết hầu, gai trống… Khi tôi ra làm việc với đào Phú Quý, tôi thấy nó mọc kín ở đảo. Bà con phải phát, dọn liên tục vì gai và quả cây đó rất sắc, có thể đâm thủng cả lốp xe đạp. Ở mũi Né, ta cũng gặp rất nhiều cây này. Nó thường mọc hoang trên cát. Trong quả của chúng có chứa chất protodioscin có tác dụng kích thích bộ phận sinh dục nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nó còn mạnh hơn cả Alipas và Viagra. Nó tác dụng tới hệ dưới đồi của tuyến yên, dẫn đến tăng lượng Testosteron một cách tự nhiên nên rất an toàn cho người dùng. Vậy, nếu các hãng dược phẩm vào cuộc thì bà con ta thỏa sức trồng tật lê. Không trồng mà nó vẫn sống thì nếu được chăm sóc, tật lê tha hồ tươi tốt. Rõ ràng, ta có những kho vàng mà chưa biết khai thác. Của này mà mang ra thế giới là tranh nhau mua, đắt mấy cũng hết!...
 
Có lẽ, còn vô vàn kế sách để bà con ta ở những vùng khô hạn có thể vươn lên. Tuy nhiên, việc vào cuộc của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư là rất quan trọng. Vai trò của liên kết 4 nhà sẽ là nền tảng để chúng ta khởi động những ngành nghề mới, giúp bà con ở những vùng khô hạn của miền Trung vươn lên.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,288
  • Tổng lượt truy cập90,863,681
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây