Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nội dung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, với quan điểm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại, có năng suất, chất lượng cao.
Lãnh đạo tỉnh tham quan mô hình nông nghiệp Organic tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng- Ảnh minh hoạ |
Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động, sự liên kết của các thành phần kinh tế. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết phát triển theo chuỗi giá trị phù hợp với thị trường nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, gia tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước và vùng Đông Nam bộ.
Phấn đấu xây dựng 15.000 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Quy hoạch một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với sản xuất chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao khoảng 15.000 ha đến năm 2020 và 30.000 ha đến năm 2030; rau, củ, quả chuyên canh khoảng 1.000 ha - 1.500 ha đến năm 2020 và 4.000 ha đến năm 2030. Từng bước phát triển nông nghiệp đô thị tại các huyện, trong đó tập trung phát triển các loại rau quả công nghệ cao, hoa, cây cảnh với diện tích 1.000 ha đến năm 2030. Tổ chức thực hiện mô hình thí điểm, sau đó nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với kết quả của mô hình thí điểm.
Xây dựng tối thiểu 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 800 ha đến năm 2020 và 1.800 ha đến năm 2030, gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn thiện nhằm tạo thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp làm đầu tàu dẫn dắt, phát triển nông sản giá trị cao, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến.
Đến năm 2020 bình quân giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt đạt 100 triệu đồng/ha và 264 triệu đồng/ha đến năm 2030.
Phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp có kiểm soát (đặc biệt đối với heo, gà), áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ chăn nuôi trang trại và gia trại trên 70% so với tổng đàn và đến năm 2030 đạt 80% so với tổng đàn.
Xây dựng chiến lược phát triển nông sản của tỉnh. Phấn đấu xây dựng Tây Ninh là chỉ dẫn địa lý cho nông sản sạch nhiệt đới cho thị trường trong nước và quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 40% sản lượng nông sản, thực phẩm (bao gồm rau quả, trái cây) được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, Organic có thể truy xuất được nguồn gốc, đến năm 2030 tỷ lệ này là 60%, phục vụ được thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đến năm 2030 xây dựng 2 - 3 thương hiệu nông sản đặc thù của tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đến năm 2030 tỷ lệ này là 50%.
Tham quan vườn mãng cầu trồng theo mô hình sản xuất VietGAP của ông Huỳnh Biển Chiêu (huyện Tân Châu)- Ảnh minh hoạ |
Một trang trại chăn nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học ở huyện Dương Minh Châu- Ảnh minh hoạ |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã