Vừa hại, vừa lợi
Từ đầu tháng 9, trên thị trường Hà Nội và một số vùng phụ cận đã có "cam Hà Giang". Đây là điều không tưởng. Bởi như ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang thì, đến tháng 11 (âm lịch) cam Hà Giang mới vào mùa thu hoạch.
Hơn nữa, sự mạo danh này cũng không hợp lý khi cam Hà Giang là cam sành vỏ sần sùi, còn loại cam kia là cam giấy, có vỏ láng. Đây là sự khác biệt rất rõ, người nội trợ nào cũng có thể phân biệt được nếu có đủ thông tin.
Cho dù có thể dễ dàng phân biệt, song sự xuất hiện của cam nhái trên thị trường chính của cam Hà Giang đã gây băn khoăn cho nhiều người, nhất là những người trồng cam. Ông Phạm Xuân Tình, Trưởng Phòng nông nghiệp Bắc Quang nói: "Điều này có thể gây bất lợi cho người trồng cam ở Hà Giang, vì từ đây người tiêu dùng sẽ có tâm lý cảnh giác. Hoặc có một số người khác thì lo lắng đến mức cực đoan, không ăn cam nữa cho đến khi mọi việc được rõ ràng".
Mặc dù lo lắng là có thật, song cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng cam Hà Giang đang hưởng lợi từ việc "mượn danh" này. Chỉ tính từ tháng 9 đến nay, đã có không dưới 30 tờ báo, trang mạng điện tử viết về cam Hà Giang cùng với những tính chất đặc trưng như ngọt nhưng vẫn giữ được vị chua, thơm ngon. Tiêu biểu là tín hiệu nhận biết, phân biệt cam Hà Giang và các loại cam khác trên thị trường.
Và khi truyền thông đã làm tốt điều này thì không chỉ riêng cam Hà Giang có lợi, mà vùng cam sành lớn nhất miền bắc gồm Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang), Lục Bình (Yên Bái) cũng được "vui lây". Bởi như PGS-TS Nguyễn Duy Lân và Ths Phạm Cao Thăng ở Viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thì "Các giống cam sành tại ba địa phương này là giống lai tự nhiên của quýt và cam (C. reticulata x C.sinensis) và thực chất chỉ là một “giống”.
Sẵn sàng bắt cơ hội
Cho đến thời điểm này, vùng cam Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình của tỉnh Hà Giang đã sẵn sàng cho một vụ thu hoạch mới. Rút kinh nghiệp từ những năm trước và nắm bắt tâm lý e dè, cảnh giác của người tiêu dùng vừa hình thành sau đợt cam mạo danh Hà Giang, từ đầu mùa cam năm nay, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang ông HOàng Quang Phùng đã ban hành lệnh cấm ủ cam, nếu hộ nào vi phạm thì sẽ bị tiêu hủy. Ông Phạm Xuân Tình nói, lệnh cấm này rất quan trọng. Bởi nhiều năm trước người dân đã mua hóa chất Trung Quốc về ủ cam, thế rồi lợi bất cập hại. Cam bị thối đã đành, mà uy tín, thương hiệu cũng bị ảnh hưởng.
Còn về lâu dài, theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh thì Hà Giang đã có một chiến lược bài bản hơn để đưa cam Hà Giang trở thành cây làm giàu. Và tất nhiên, để có thương hiệu tốt thì vấn đề đầu tiên là phải tập trung nâng cao chất lượng giống, sản phẩm. Ngoài ra trước khi đưa sản phẩm đến với thị trường phải qua một quy trình xét tuyển kỹ lưỡng bắt đầu từ khâu chọn quả còn xanh, cho đến khi đóng gói.
Cụ thể như thay vì để cây chi chít quả vừa xấu vừa tốt, người trồng cam phải biết chọn, vặt bỏ quả xấu để cây dồn sức nuôi những quả tốt. Thế rồi cả quá trình chăm sóc nữa, tất cả chỉ để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất.
Tuy đã xác định sẽ đưa cam trở thành cây làm giàu, nhưng theo ông Vinh thì không thể phát triển đại trà, mà chỉ trồng khoảng 4.000 – 5.000 ha và chỉ giới hạn ở ba huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Ông Vinh nói: "Không phải xã nào, thôn nào, hộ gia đình nào cũng tập trung vào đây, mà phải lựa chọn những nơi có nước tưới, đất phải bảo đảm tốt, con người làm cam cũng phải có đủ điều kiện để đầu tư, chăm sóc. Có vậy mới nâng cao chất lượng, thương hiệu cho cam Hà Giang được".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã