Một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam là người dân hiện như lạc vào mê cung khi lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm gia đình. Bởi không biết đâu là sạch, đâu là bẩn và không biết “nên ăn để chết từ từ hay nhịn ăn để chết đói”.
Giai đoạn 2011 - 2016, cả nước có 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm, với 30.395 người mắc, 164 người chết. Tuy nhiên, nhiều đại biểu nhận định, con số đó chỉ là phần nổi của “tảng băng”.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội cho rằng: Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm. Giai đoạn 2011 - 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và người chết. Mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
Một trong những nguyên nhân chính khiến thực phẩm sạch vẫn “lép vế” trước thực phẩm bẩn là do người làm sạch chưa được trả công xứng đáng, còn người tiêu dùng lại thiếu căn cứ để đặt niềm tin. Giải quyết vấn đề này không chỉ trong một sớm, một chiều. Bởi lẽ, vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người đã bất chấp luật pháp, kiếm tiền bằng mọi giá. Các biện pháp tuyên truyền hay xử phạt dường như chưa đủ sức răn đe. Nhiều người không ngần ngại dung đủ chiêu trò gắn mác an toàn vào những loại thực phẩm chưa được kiểm định để đánh lừa người tiêu dùng.
Thời gian vừa qua đã có nhiều cửa hàng, địa điểm kinh doanh thực phẩm sạch ra đời, trở thành cầu nối uy tín giữa người sản xuất sạch và người tiêu dùng có nhu cầu với thực phẩm an toàn. Thậm chí, không ít doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết hoàn chỉnh từ trang trại đến bàn ăn. Không chỉ vậy, thực phẩm sạch còn được bán online rất nhộn nhịp. Với người tiêu dùng, dù giá mua thực phẩm sạch tại các cửa hàng hay online có cao hơn các chợ truyền thống, thế nhưng, họ thà ăn ít đi một chút để được đảm bảo.
Nhu cầu thực phẩm an toàn đang rất lớn. Nhưng bên cạnh cơ hội cũng là sự chọn lọc khắt khe khi mà chất lượng hàng mới là yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng. Với người tiêu dùng, ngoài việc nắm bắt các loại chứng nhận, cần tìm hiểu kỹ về quy trình, thương hiệu và nguồn gốc của sản phẩm. Có như vậy mới có thể đẩy lùi thực phẩm bẩn. Tuy nhiên, xét trên góc độ vĩ mô, việc này rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý, bởi họ mới có thể triệt tận gốc được vấn đề, chứ không thể đặt tất cả trọng trách lên vai người tiêu dùng.
>> Theo Tổ chức Y tế Thế giới đầu năm 2016, tỷ lệ chết vì ung thư ở Việt Nam là 110 ca/100.000 người, hàng ngày có hàng nghìn ca cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm trên cả nước, phần lớn do sử dụng những thực phẩm có chứa chất cấm, chất bảo quản; lâu dần tích tụ lại trong cơ thể và phát triển thành mầm mống bệnh. |
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã