Học tập đạo đức HCM

Rau sạch Minh Sơn loay hoay tìm đầu ra bền vững

Thứ ba - 04/07/2017 00:02
Vốn là địa phương có truyền thống thâm canh rau từ lâu nên thương hiệu rau sạch thôn Minh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, người trồng vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm...

Những giàn mướp đang cho thu hoạch
Những giàn mướp đang cho thu hoạch

Bà Trương Thị Mơ ở thôn Minh Sơn nói: Nhờ trồng rau an toàn mà nhiều hộ dân trong thôn có được thu nhập khá. Với diện tích 2,5 sào trồng dưa chuột lai, cà chua, rau muống… giá bán các loại đều 6.000 đồng/kg, hiện dưa chuột và rau muống đang cho thu hoạch, ước tính đạt 6 - 7 triệu đồng/sào/vụ, cao gấp 3 lần so với trồng lúa.

Bên cạnh là gia đình ông Chu Thế Nghiệp trồng hơn 2 sào trồng bắp cải xoắn, mồng tơi, dưa chuột, mướp… theo quy trình an toàn. Vừa làm giàn cho cây mướp, ông Nghiệp vừa chia sẻ: "Vụ mướp năm trước mỗi sào cho thu khoảng 5 tạ quả với giá bán lúc đắt, lúc rẻ cũng thu được 7 triệu đồng. Năm nay, trồng theo phương thức VietGAP, chúng tôi bán 10.000 đồng/kg mướp hương, giá cả ổn định nên cho thu nhập cao hơn. Trồng rau an toàn khó hơn cách làm truyền thống do phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt. Người dân địa phương chưa quen nên ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc ghi chép nhật ký đồng ruộng.

Tuy nhiên, được sự hướng dẫn cán bộ khuyến nông và tổ chỉ đạo SX nên đã hiểu được cách làm và các thao tác kỹ thuật mới, vì vậy việc SX rau VietGAP dần đi vào ổn định”, ông Nghiệp cho hay.

Đậu bắp mang lại giá trị kinh tế cao
Đậu bắp mang lại giá trị kinh tế cao

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Duy Cận, Trưởng nhóm tổ SX rau sạch Minh Sơn khẳng định, nhờ thực hiện mô hình SX rau an toàn mà người dân nơi đây làm ăn khấm khá hơn và cũng có của ăn của để nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Do giá bán cao hơn bên ngoài, chưa ký kết được nhiều nơi tiêu thụ sản phẩm nên người dân đã tự thu hoạch rau sạch sau đó đưa đi bán tự do. Tôi cũng khuyến khích mọi người bán tự do để quảng bá sản phẩm, để đầu ra không bị tắc”, ông Cận lý giải.

Theo ông Cận, nơi đây đã có truyền thống trồng rau để cung cấp cho người tiêu dùng trong địa bàn xã cũng như các tỉnh lân cận. Cuối năm 2016, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, vùng trồng rau thôn Minh Sơn được quy hoạch thành vùng chuyên SX rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình hoạt động với sự tham gia của 42 hộ với diện tích hơn 5ha.

Những luống rau muống xanh mướt
Những luống rau muống xanh mướt
Mô hình SX rau VietGAP Minh Sơn đang trồng 15 loại rau củ quả như rau muống, rau dền, mồng tơi, mướp, bí, bầu, đậu bắp… được trồng đan xen, "cuốn chiếu", đa canh theo kiểu mùa nào thức ấy.

Khó khăn nhất là việc kêu gọi các thành viên có ruộng gần nhau để quy hoạch mô hình rau sạch. “Mới đầu, để quy hoạch được một vùng chuyên trồng rau an toàn, tôi phải đi kêu gọi các thành viên tham gia. Vận động mãi mới được 42 hộ tham gia mô hình này”, ông Cận than thở.

Khó khăn chồng chất khó khăn, khi sản phẩm được thu hoạch lại vướng mắc đầu ra, không ổn định, người tiêu dùng chưa biết đến rau sạch Viet GAP Minh Sơn nên lượng tiêu thụ rất ít.

Khó khăn là thế, nhưng các thành viên trong nhóm rất đoàn kết, bảo nhau gây dựng mô hình trồng rau sạch ngày càng phát triển hơn. Tích cực quảng bá, tuyên truyền sản phẩm đến người tiêu dùng.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng vùng trồng rau sạch rộng tới 20ha, thí điểm SX rau sạch trong nhà lưới để nâng cao giá trị thu nhập và đề nghị các cấp lãnh đạo tìm hướng giải quyết đầu ra sản phẩm cho địa phương”, ông Cận cho biết thêm.

Theo MAI CHIẾN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập568
  • Hôm nay71,814
  • Tháng hiện tại776,927
  • Tổng lượt truy cập90,840,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây