Học tập đạo đức HCM

Nông sản ế: “Ăn nói thế nào với bà con”

Thứ tư - 27/05/2015 20:22
Câu chuyện quả dưa nói riêng và nông sản nói chung bị ùn tắc, ế thừa đã làm nghị trường nóng rực, trở thành chủ đề thảo luận tại hầu hết các đoàn đại biểu Quốc hội.

Nói như Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách - ông Phùng Quốc Hiển thì đây hoàn toàn không phải là chuyện mới khi “ùn tắc đã 7-8 năm nay rồi”. Nhưng sau 7-8 năm cũng như vô số lần được đưa ra “làm nóng” trước Quốc hội, kể cả phiên thảo luận vừa rồi, sẽ thật khó để trả lời bà con nông dân là sang năm sẽ không lặp lại điệp khúc buồn “ùn tắc và ế thừa”, không lặp lại câu chuyện muôn thủa “được mùa rớt giá”.

 

Nong san e: “An noi the nao voi ba con”
Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Đàm Duy

Câu hỏi vì sao ở chính trong thực chất của một nền nông nghiệp “gần như tự phát hết, để nông dân tự làm hết”. Một nền nông nghiệp mà đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch bảo là “sản xuất thừa, kể cả trong nước và xuất khẩu…” Ế thừa, thiếu tiêu chuẩn và rẻ mạt đến mức “nếu mỗi năm cứ tiếp tục sản xuất 7-8 triệu tấn gạo thì không biết bán đi đâu”. Một nền nông nghiệp “cánh kéo” giữa giá đầu ra nông sản luôn thấp, bấp bênh và đầu vào là vật tư nông nghiệp luôn ngất ngưởng. Đó là một nền nông nghiệp người sản xuất luôn “yếu thế”. Và đó là một nền nông nghiệp nói như Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh là “đua nhau làm và cùng đua nhau chết”.

Câu hỏi vì sao nằm ngay trong “vũng lầy” của yếu kém về dự báo. Chẳng hạn phong trào trồng cây cao su với ào ạt mở rộng diện tích, khuyến khích, mô hình... và thực tế “chưa được thu hoạch mà giá thì đã rớt đến mức không thể bán được”.

Câu hỏi vì sao nằm trong sự “chết yểu” của liên kết 4 nhà. Liên kết đấy nhưng là “đồng sàng dị mộng”: Ông khoa học thì nghiên cứu cái nông dân không cần. Ông doanh nghiệp thì đưa ra những cái không gắn bó với nông dân. Và với nông dân thì không ít người hôm nay đồng ý, mai bỏ luôn…

Câu hỏi vì sao nằm ngay trong sự “bất bình đẳng thương mại” với thị trường lớn nhất của nông sản, để đến nỗi việc “sản phẩm của ta mà lại phải mang sang bên kia biên giới bán”, để đến nỗi “thương lái Trung Quốc vỗ từng quả dưa”.

Hôm qua, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đau đáu rằng “chúng ta sẽ ăn nói thế nào với bà con”.

Chẳng ai trả lời câu hỏi giống như một lời cảm thán đó cả. Còn nếu trót theo dõi phiên thảo luận và chờ đợi một lời nhận trách nhiệm chân thành, một khuyến cáo, đại ý sang năm trồng cây gì, nuôi con gì thì chắc là bà con nông dân sẽ thất vọng lắm.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập410
  • Hôm nay51,553
  • Tháng hiện tại756,666
  • Tổng lượt truy cập90,820,059
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây