Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tứ - Trưởng phòng Dự án Nông nghiệp Công ty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam cho biết: Với vốn đầu tư dự kiến 50-130 triệu đồng/ha, dự kiến sau 2 năm người nông dân, nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn và bắt đầu có lãi với mức thu ổn định khoảng 150-300 triệu đồng/ha/năm. Cùng với đó, mục tiêu phát triển 50.000 ha cây trồng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 40.000 người lao động.
Ngoài ra, việc phát triển trên quy mô lớn diện tích trồng cây Sachi còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi trọc, da dạng hóa các sản phẩm cho nông nghiệp; tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hữu cơ và gia tăng tỷ trọng cây trồng mang lại chuỗi giá trị lớn, phát triển bền vững.
Sachi (Plukenetia volubilis L) hay còn được gọi là Peanut Inca, Inca Inchi, Inca nuts là loại thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu) có nguồn gốc từ vùng rừng Amazon gồm 19 loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, phổ biến nhất trong các khu vực Amazon của Peru, Ecuador và Colombia.
Đây là loại cây trồng đa tác dụng: cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu. Sản phẩm chế biến từ Sachi rất đa dạng: Hạt Sachi được dùng để sản xuất ra dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, lá cây dùng để làm trà, ngọn dùng làm rau, vỏ có thể dùng làm chất đốt, phân bón…
Sachi trồng chủ yếu để thu hoạch quả phục vụ mục đích ép lấy dầu. Dầu Sachi là loại dầu chứa hàm lượng Omega cao nhất hiện nay cùng với tỷ lệ cân bằng của omega 3, 6, 9 và các loại vitamin A, E. Cụ thể: Omega 3 (48-54%), Omega 6 (35-37%), Omega 9 (6-9%), Protein (33%). Hàm lượng Omega 3 trong dầu Sachi cao gấp nhiều lần so các loại dầu khác: gấp 17 lần dầu cá hồi, 40 lần dầu Argan và gấp 49 lần dầu oliu…
Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - TS Nguyễn Trí Ngọc cho rằng: “Sachi là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu”.
Sau gần 2 năm đưa giống cây trồng từ rừng mưa Amazon về Việt Nam, Công ty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam đã hợp tác với các nhà khoa học của Khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia tiến hành khảo nghiệm tại Tam Điệp - Ninh Bình, Lương Sơn - Hoà Bình, Chiềng Cơi - Sơn La và EaTu - TP. Buôn Ma Thuột - Đắc Lắc.
Trong quá trình theo dõi doanh nghiệp đã nhận ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi của cây để phát triển Sachi tại Việt Nam với mục tiêu đưa Sachi trở thành một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Sachi Vina đã xây dựng kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ phát triển cây Sachi đạt diện tích 50.000 ha trên toàn quốc.
TK
theo thoibaonganhang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã