EU được coi là thị trường “năng động” nhất của tôm Việt Nam trong năm 2017. Bước sang năm 2018, XK sang thị trường này vẫn duy trì được đà đi lên. XK tôm Việt Nam sang thị trường EU hiện khá thuận lợi do tôm Ấn Độ (đối thủ chính của Việt Nam tại EU) gặp khó khăn trên thị trường EU do vướng phải những vấn đề về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng GSP từ EU mà Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc không có.
![]() |
Cơ hội xuất khẩu lượng lớn tôm thẻ chân trắng sang EU |
Thống kê của VASEP cho thấy, EU hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này tính tới tháng 9 năm nay đạt 648,4 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.
Anh và Hà Lan là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm của Việt Nam trong khối EU. 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang cả 2 thị trường đều đạt tăng trưởng dương lần lượt 27,6%, 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã thông qua việc đệ trình Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình. Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu và tôm chế biến vào thị trường này.
Cũng theo VASEP, đối với phân khúc người tiêu dùng, ngày càng có nhiều người châu Âu mua tôm ở siêu thị để chế biến ở nhà, thay vì ăn tôm tại các nhà hàng. Đây là lợi thế của tôm chân trắng vì tỷ trọng tôm chân trắng trên thị trường bán lẻ đang tăng. Các nhà hàng châu Âu thường dùng tôm sú do hương vị thơm ngon và kích cỡ vượt trội nhưng khủng hoảng kinh tế đang khiến tôm chân trắng được ưa chuộng hơn. Tôm sú vẫn được ưa chuộng tại ở các nhà hàng cao cấp và ở miền nam châu Âu. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nào có thể cung cấp tôm chân trắng cỡ lớn với giá thấp hơn tôm sú.
VASEP khuyến cáo, để thúc đẩy doanh số bán tôm sang EU, doanh nghiệp nên tăng số lượng trại nuôi, nhà máy được chứng nhận các biện pháp thực hành nuôi tốt, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, xã hội đồng thời tăng số lượng nhà máy được nâng cấp dây chuyền chế biến đáp ứng tiêu chuẩn bán lẻ của châu Âu. Đặc biệt, trong quá trình EVFTA đang được phê chuẩn, doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và đối tác để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp.
Lan Phương/https://congthuong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025