Gạo Thái Lan 5% tấm giá 350 -360 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 10 USD/tấn hiện giá 330 -340 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước. Gạo Ấn Độ 5% tấm giá 355-365 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 45 USD/tấn hiện giá 310 -320 USD/tấn.Gạo Pakistan ngưng bán do nghĩ lễ quốc khánh. Giá gạo vào ngày 25/9/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 25/9/2015 so với ngày 17/9/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | ||||
17/9/2015 | 25/9/2015 | 17/9/2015 | 25/9/2015 | 17/9/2015 | 25/9/2015 | 17/9/2015 | 25/9/2015 | 25/9/2015 | |
Gạo 5% | 350-360 | 350-360 | 325-335 | 330-340 | 355-355 | 355-355 | 310-320 | 310-320 | 415-425 |
Gạo 25% | 325-335 | 330-340 | 315-325 | 320-330 | 340-350 | 315-325 | 290-300 | 290-300 | 400-410 |
Gạo đồ | 340-350 | 340-350 |
|
| 340-350 | 340-350 | 415-425 | 415-425 |
|
Gạo thơm | 810-820 | 805-815 | 450-460 | 450-460 |
|
|
|
| 830-840 |
Tấm | 305-315 | 305-315 | 305-315 | 305-315 | 300-310 | 300-310 | 275-285 | 275-285 | 355-365 |
1. Thái Lan
Thái Lan đã xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo trong thời gian từ 1/1 – 22/9/2015, giảm 5% so với 7,26 triệu tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2014, giá xuất khẩu giảm 3% còn 480 USD/tấn. Chính phủ chuẩn bị bán đấu giá 462.931 tấn gạo kho dự trữ vào ngày 29/9/2015. Đây là phiên đấu giá thứ bảy trong năm 2015 và thứ 11 khi chính phủ quân sự lên cầm quyền vào tháng 5/2014. Chính phủ đã bán được 4,56 triệu tấn gạo thu được 1,36 tỷ USD sau 10 phiên đấu giá trước kia. Theo quy định mới, các chính phủ được sẽ không tiết lộ mức giá sàn nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh
Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2015 dự kiến sẽ đạt 9 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với 11 triệu tấn năm 2014. Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2015 dự kiến sẽ đạt 9 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với 11 triệu tấn năm 2015. Các nhà xuất khẩu Thái Lan hy vọng giá gạo Thái sẽ tăng 8-10% trong những tháng cuối năm 2015 và đầu năm tới do nhu cầu gia tăng và nguồn cung thấp. Sản lượng lúa của Thái Lan ước tính giảm 30% xuống còn 22,98 triệu tấn năm 2015 so với 32,62 triệu tấn năm 2014.
Nhu cầu gạo sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia nhập khẩu từ lễ Giáng sinh sang năm 2016. Nigeria sẽ tăng nhập khẩu gạo đồ từ tháng 11/2015. Có thể Indonesia sẽ nhập 500.000 tấn gạo, mặc dù đang cố gắng tự túc được gạo nhưng do thời tiết El nino ảnh hưởng đến sản lượng lúa và gạo dự trữ. Trong khi đó, Philippines đã đồng ý mua 300.000 tấn gạo từ Thái Lan và 450.000 tấn gạo từ Việt Nam.
Nhưng liệu Thái Lan có còn giữ vị trí số 1 của các nước xuất khẩu trong năm 2015. Đến ngày 17/8 2015, Thái Lan xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo, Ấn Độ đã xuất khẩu 5,7 triệu tấn và Việt Nam xuất khẩu hơn 4 triệu tấn. Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2012 và 2013.
Bộ Nông nghiệp đề nghị chính phủ cấm trồng lúa ở một số vùng do thiếu nước tưới với diện tích 240.000 ha. Tính đến 31/10/2015, do hạn hán, lượng nước dự trữ chỉ còn 3,6 triệu mét khối, không đủ cho canh tác lúa. Nếu ban hành, Hội Nông dân đề nghị chính phủ miễn lãi suất và khoanh nợ ngân hàng trong 5-10 năm. Chính phủ thông báo không cấm nông dân trồng lúa vụ mùa khô nhưng khuyến cáo nông dân chuyển qua loại cây trồng có nhu cầu nước thấp hơn. Chính phủ sẽ lo thị trường cho những hoa màu chuyển đổi và sẽ bồi thường nếu bị thiệt hại. Chính phủ đã phê duyệt 1 số biện pháp khắc phục hạn hán, cho 476.000 hộ nông dân. Các biện pháp bao gồm đầu tư thủy lợi nội đồng, gia hạn trả nợ nông dân, tạo việc làm cho những nông dân không thể tiếp tục canh tác do hạn hán và khuyến khích họ chuyển sang loại cây trồng co nhu cầu nước thấp hoặc chăn nuôi gia súc.
2. Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu được 3,885 triệu tấn gạo từ 1/1-17/9/2015, giảm 19% so với 4,8 triệu tấn gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014. Giá gạo xuất khẩu trung bình của năm 2015 là 418 USD/tấn (FOB), giảm 3% USD/tấn so với 432 USD/tấn trong cùng kỳ năm 2014.
Từ 01-17/9/2015, Việt Nam xuất khẩu được 67.090 tấn gạo, giảm 88% so với 545.362 tấn gạo xuất khẩu trong cả tháng 9/2014, và giảm 87% so với 517.060 tấn gạo trong nguyên tháng 8/2015. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 9 là 434 USD/tấn, giảm 1% so với năm trước và không thay đổi so với tháng trước.
Việt Nam đã tăng giá sàn gạo xuất khẩu 25% tấm lên 340 USD/tấn (FOB), tăng 3% so với 330 USD/tấn. Việc tăng giá này do trúng thầu xuất khẩu 450.000 tấn gạo sang Philippines, giao từ giữa tháng 11/2015 đến tháng 1/2016. Giá xuất khẩu gạo Việt Nam đã giảm mạnh trong vài tháng qua gặp cạnh tranh và nhu cầu gạo Việt Nam giảm trên thị trường thế giới. Việt Nam đã bỏ thầu giá 320 USD/tấn so với Thái Lan và Ấn Độ loại gạo 25% tấm lần lượt là 337 và 320 USD/tấn. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng đã tăng nhẹ trong vài ngày qua.
Sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), giảm 10-20% do gặp phải các trận mưa lớn của bão số 3. Có 3.000 ha lúa của Đồng Tháp và 10.000 ha của An Giang đã bị ngập úng. Hầu hết các ruộng này ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch. Các địa phương đang giúp nông dân bơm nước chống úng để có thể thu hoạch khi thời tiết được cải thiện. Các nông dân đã bày tỏ quan ngại giá bán lúa giảm nếu như không đủ máy sấy làm lúa bị giảm chất lượng nhanh.
3. Ấn Độ
Giá trị xuất khẩu gạo thơm basmati Ấn Độ trong 4 tháng đầu của niên vụ 2015-16 (tháng 4/2015-3/2016) giảm dù lượng xuất có tăng. Giá trị giảm 19% xuống còn 1,27 tỷ USD so với 1.56 USD trong cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu gạo basmati tăng 15% lên 1,4 triệu tấn trong 4 tháng so với 1,22 triệu tấn năm 2014.
Tổng diện tích xuống lúa vụ mùa đến ngày 24/9/2015 đạt 37,409 triệu ha , tăng nhẹ so với 37,386 triệu ha cùng kỳ năm 2014. Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đã thu mua được 31,98 triệu tấn gạo đến ngày 15/9/2015, so với 31,8 triệu tấn mua năm 2014
5. Trung Quốc
Trung Quốc đã nhập khẩu 1,96 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2015, tăng 18% so với 1,65 triệu tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 8/2015, Trung Quốc nhập khẩu 215.000 tấn gạo, giảm 34% so với 325.200 tấn nhập khẩu trong tháng 7/2015, và tăng 43% so với 150.000 tấn nhập khẩu trong tháng 8/2014. Trung Quốc đã xuất khẩu 142.200 tấn gạo trong tám tháng đầu năm 2015, tăng 5% so với 135.573 tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc nhập khẩu 2,563 triệu tấn gạo và xuất khẩu 419.069 tấn gạo năm 2014.
6. Myanmar
Myanmar cho phép xuất khẩu gạo qua biển vào giữa tháng 9/2015, nay quyết định tiếp tục cho xuất khẩu gạo qua biên giới đất liền vào giữa tháng 10/2015. Chính phủ Myanmar đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tạm thời vào đầu tháng 9 để khắc phục tình trạng thiếu lương thực do lũ lụt trên diện rộng. Liên đoàn Lúa Gạo Myanmar (MRF) cho biết việc tạm ngừng xuất khẩu đã làm mất hơn 400.000 tấn.
7. Indonesia
Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan do hạn hán đe dọa sản xuất lúa cả nước. Gạo dự trữ của Công ty Lương thực giảm còn 600.000 tấn vào cuối năm 2015, trong khi cần duy trì gạo dự trữ 1,5 đến 2 triệu tấn để ngăn chặn tăng giá. Hạn hán kéo dài do hiện tượng thời tiết El Nino đã phá vỡ kế hoạch của chính phủ tự túc và không nhập khẩu trong năm 2015. Hơn 200.000 ha ruộng lúa trên cả nước bị thiệt hại vì thiếu nước và 30.000 ha đã thất thu
8. Pakistan
Trong tháng 8/2015, Pakistan xuất khẩu 240.629 tấn gạo, tăng 54% so với 155.570 tấn xuất khẩu trong tháng 7/2015 và tăng 44% so với 166.686 tấn xuất khẩu trong tháng 8/2014. Về giá trị, Pakistan thu được 121 triệu USD trong tháng 8/2015, tăng 33% so với 91.000.000 kiếm được trong tháng 7/2015 và tăng 15% so với mức 104,5 triệu USD của năm trước.
Nông dân trồng lúa Pakistan tỏ ra không hài lòng qua gói cứu trợ nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ công bố vào tuần trước. Mức hỗ trợ 120 USD/ha không đủ để bù đắp thua lỗ do do lúa mất giá. Nông dân cho biết bị lỗ 720 USD/ha nên gói hỗ trợ trên chỉ bằng 1/6 thua lỗ.
9. Nhật Bản
Mỹ, Nhật Bản và Canada đang họp tại San Francisco để đạt được một thỏa thuận về ô tô và các ngành hàng gạo, Nhật Bản áp dụng mức thuế 341 Yen/kg gạo (2.837 USD/tấn hay 63.044 đồng/kg) nhập khẩu gạo. Nhật Bản dự kiến cho phép nhập khẩu 50.000 tấn gạo miễn thuế từ Mỹ và dần dần tăng lên đến 70.000 tấn. Nhưng Mỹ đề nghị Nhật Bản nâng lên đến 100.000 tấn gạo miễn thuế từ Mỹ. Nhật Bản phải nhập khẩu 770.000 tấn gạo theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với khó khăn giảm tiêu thụ lúa gạo trong nước do một dân số già hóa và sự thay đổi khẩu vị của giới trẻ đối với các loại thực phẩm ăn nhanh. Nên phần lớn số gạo nhập khẩu trên không đưa ra thị trường mà sử dụng chủ yếu làm thức ăn gia súc hoặc cho viện trợ nước ngoài.
Phước Tuyên
Nguồn: baothaibinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã