Học tập đạo đức HCM

Trái cây - loay hoay bài toán thị trường

Thứ tư - 16/04/2014 10:40
Hàng năm xảy ra tình trạng các mặt hàng nông sản của ta hay bị ách tắc, chủ yếu do làm ăn manh mún, thiếu quy hoạch và sự liên kết quá yếu kém.

Trái cây - loay hoay bài toán thị trường

Diện tích thanh long đang tăng mạnh có thể dẫn tới khủng hoảng thừa

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ hàng năm xảy ra tình trạng các mặt hàng nông sản của ta hay bị ách tắc, chủ yếu do không cân đối được mùa vụ sản xuất là hệ quả của việc làm ăn manh mún, thiếu quy hoạch và sự liên kết quá yếu kém.

Sản xuất kiểu hên xui

Các vùng trồng dưa hấu trên địa bàn tỉnh Long An thời điểm này, hầu hết dưa đã thu hoạch xong. Gặp chúng tôi, ông Dương Hồng Ân, một nông dân có thâm niên trồng dưa với diện tích nhiều nhất ở ấp 2, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tâm sự: “Chúng tôi đã gắn bó với nghề trồng dưa cả chục năm nay, tuy hơi cực nhưng tính ra vẫn trúng hơn trồng lúa 4 đến 5 lần. Năm nay được cái thời tiết khá thuận nên dưa cho năng suất cao, ai cũng trúng mùa khiến sản lượng tăng đột biến vì thế giá bán thất thường”.

Theo ông Ân, vụ TĐ 2013 gia đình ông trồng 1,5 ha dưa hấu, cho thu hoạch 45 tấn, thương lái thu mua với giá 8.000 đ/kg. Thấy có lời, bước sang vụ ĐX 2014, gia đình ông quyết định đầu tư trồng thêm dưa gang và tiếp tục trúng. Ông Ân cho biết, nhờ nhà có sẵn đất không phải tốn tiền thuê và có kinh nghiệm trồng dưa nên ông mới đỡ bị thất, chứ còn đi thuê đất thì mạo hiểm lắm. Nghề trồng dưa rất bấp bênh, trúng mùa thì ăn lớn nhưng đã thua thường thua nặng.

Bản thân ông Ân nhiều phen điêu đứng vì làm theo phong trào, lúc sản lượng dư thừa, cửa khẩu phía Trung Quốc ách tắc là bao nhiêu lờ lãi của những vụ trước bay sạch. “3 vụ trúng không đủ bù 1 vụ thất”, và người nông dân cứ sản xuất theo kiểu hên xui với ông trời thì chẳng biết trước được lời hay lỗ, ông đúc kết.

Tương tự, hộ ông Mai Thanh Hồng, ấp Bàu Vuông, xã Thanh Hưng, huyện Mộc Hóa, ngoài ruộng nhà có sẵn, gia đình còn thuê thêm 2,8 ha đất để trồng dưa hấu 2 vụ/năm. Ông Hồng cho biết: “Mấy vụ dưa đều trúng nhưng nếu trồng dưa riết cũng không tốt, dễ ủ sâu bệnh nên gia đình tôi phải tìm thuê thêm đất để trồng đảo vụ mới cắt được mầm bệnh và dưa cho năng suất cao”.

Theo ông Hồng, gia đình ông vừa thu hoạch xong vụ dưa ĐX khoảng hơn một tuần nay được 80 tấn. Trồng dưa phải bán được giá 6.000 đồng/kg trở lên mới có lời, nhưng vụ này do thu hoạch trễ, sản lượng khắp nơi ê hề, ráng lắm ông cũng chỉ bán được giá 4.200 đồng/kg. “Dù chịu lỗ tôi vẫn phải bán gấp để kịp chuẩn bị xuống giống vụ mới” – ông Hồng nói.

Trên địa bàn tỉnh Long An có rất nhiều hộ dân cũng thuê thêm đất trồng dưa 2 vụ với giá 40 triệu/ha/năm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết bà con thường tự chủ động tính toán mùa vụ hoặc thông qua thương lái để quyết định trồng giống gì và diện tích nhiều hay ít.

Theo anh Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Thủ Thừa thì người nông dân hiện đã chủ động được về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa, nhưng còn đầu ra vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và thương lái. Hơn nữa, thông tin dự báo thị trường ở địa phương còn rất yếu, người dân thường chỉ nghe qua thương lái và theo nhau trồng dưa chấp nhận được ăn thua chịu. Thực tế, cứ vụ nào dưa được giá thì đến vụ sau diện tích dưa sẽ tăng đột biến, địa phương có khuyến cáo họ trồng theo đúng quy trình hay cơ cấu mùa vụ cũng chẳng được.

Anh Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Thủ Thừa xác nhận: “Việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân hàng năm chỉ mang tính hình thức. Đa số người dân làm theo kinh nghiệm, họ sẽ tự quyết định tất cả trên đồng ruộng của họ, mình có ép cũng chẳng được”.

Và vỡ quy hoạch

Về hai huyện Châu Thành (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang), chúng tôi nghe người dân gọi cây thanh long là cây kinh tế mũi nhọn, bởi có nhiều hộ thu lời hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ nhờ trồng thanh long. Do vậy ai cũng hăm hở chuyển qua trồng thanh long, dù cây lúa hay rau màu vẫn cho họ nguồn thu nhập khá ổn định từ bao đời nay.

Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong khoảng hơn 2 năm qua, người dân ở hai huyện Châu Thành và Chợ Gạo đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới gần 3.000 ha thanh long, dù họ không biết chắc là mở rộng diện tích như vậy có thực sự bền vững hay không. Hơn nữa, không chỉ trong vùng quy hoạch trồng thanh long, nông dân ở những xã nằm ngoài quy hoạch cũng đua nhau trồng với hy vọng cây “kinh tế mũi nhọn” này sẽ giúp họ đổi đời!

Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng thanh long, ông Hoàng, ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo tâm sự: “Do lúa và những cây trồng khác kém hiệu quả nên rất nhiều bà con trong huyện đã tự chuyển đổi từ ruộng lúa và vườn tạp sang trồng hết thanh long. Đến nay quanh vùng này gần như chẳng còn thấy ruộng lúa nào nữa”.

Theo ông Hoàng, thời gian đầu (năm 2000) gia đình ông mới chỉ trồng 3.000 m2 thanh long, nhưng đến nay theo phong trào ông cũng đã bỏ lúa để trồng nên diện tích thanh long tăng lên 10.000 m2.

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Hồng Hoàng, Tổ phó tổ hợp tác thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc) cho biết: “Thời gian gần đây ở vùng chuyên canh trồng thanh long Chợ Gạo, rất nhiều ruộng lúa người dân đã tự đào đất lên liếp, dựng trụ bê tông để chuyển sang trồng thanh long. Mặc dù chính quyền địa phương có quy hoạch và khuyến cáo nhưng bà con thấy trồng thanh long lời hơn lúa là chuyển hướng sản xuất. Do vậy, diện tích thanh long ở địa phương hiện đang lấn hết cả đất lúa và vườn tạp”.

“Ở đảo Hải Nam, cây trồng gì có ở Việt Nam thì bên họ đều có. Trung Quốc trồng thử nghiệm tại đó rồi bắt đầu nhân rộng sản xuất ra các tỉnh phía Nam với số lượng lớn. Nhiều trái cây Việt đang thua ngay trên sân nhà khiến nông dân liên tục chịu cảnh rớt giá” –
ông Kỳ nói.

Theo ông Hoàng, chỉ tính từ năm 2011 đến nay, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang) đã trồng mới hàng ngàn ha thanh long, nâng tổng diện tích thanh long của cả hai huyện lên tới trên 15.000 ha, vượt xa kế hoạch của địa phương.

“Điều đáng lo ngại nhất khi nhiều nông dân chỉ làm theo phong trào, thấy người khác trồng thanh long có lời cũng tự chuyển đổi trồng theo mặc dù không biết gì về kỹ thuật hay kinh nghiệm trồng thanh long” – ông Hoàng nói.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hàng năm Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long chính của Việt Nam với gần 80% thị phần. Tuy nhiên, hiện nước này cũng đang gia tăng phát triển vườn thanh long để hạn chế nhập khẩu của các nước. Điều này có thể sẽ dẫn đến sản lượng xuất khẩu của thanh long Việt Nam giảm mạnh, kéo theo giá trị xuất khẩu cũng giảm.

Ông Nguyễn Văn Kỳ – Tổng Thư ký Hiệp hội trái cây VN (Vinafruit) cho rằng, còn nhiều mối lo khác nữa, nếu Trung Quốc trồng thanh long với công nghệ kỹ thuật cao, rút ngắn thời gian thu hoạch, trái đẹp, giá thành thấp, họ lại xuất ngược sang Việt Nam như bao mặt hàng khác thì lúc đó sẽ cực kỳ nguy hiểm.

                                                                                                                                   MINH SÁNG

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm436
  • Hôm nay57,902
  • Tháng hiện tại763,015
  • Tổng lượt truy cập90,826,408
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây