Quản lý không nổi
Tính đến tháng 8/2013, bà con nông dân đã tập trung thả nuôi tôm trên diện tích hơn 126.000ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp gần 13.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp với các loài thủy sản khác.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT kiểm tra một cửa hàng thuốc thú y thủy sản trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Ảnh: L.D |
Thế nhưng, một trong những nỗi lo của bà con hiện nay là chất lượng con giống và thức ăn, thuốc, VTNN phục vụ nuôi trồng thủy sản. Theo đánh giá của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, việc kiểm dịch con giống lâu nay chỉ tập trung vào các chỉ tiêu cảm quan như: bệnh phát sáng, đóng rong, kích cỡ tôm… chứ chưa thể kiểm tra các mầm bệnh nguy hiểm (đốm trắng, đầu vàng, taura…). Bên cạnh đó, vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng trốn, không khai báo và tránh kiểm dịch. Riêng chất lượng thuốc thú y thủy sản còn phức tạp hơn. Năm 2012, Thanh tra Sở NN&PTNT đã bốc mẫu để phân tích, qua đó, có gần 50% số mẫu không đạt chất lượng, nhất là các chế phẩm vi sinh, thức ăn, hóa chất…
Tuy nhiên, đối với các huyện, muốn thực hiện việc bốc mẫu để phân tích thì không phải là chuyện dễ khi không đủ các điều kiện để lấy mẫu, nhất là kinh phí. Cũng từ bất cập này mà nhiều sản phẩm được các doanh nghiệp quảng cáo là siêu chất lượng giúp tôm lớn nhanh, đạt đầu con, góp phần phòng chống dịch bệnh… thay nhau đổ về vùng nông thôn. Có những hóa chất phục vụ nuôi trồng trong năm 2012, qua bốc mẫu xét nghiệm thì 100% mẫu đều không đạt. Đó là chưa kể đến những sản phẩm vi sinh nhưng chẳng khác nào nước lã, không có tác dụng trong việc giúp nông dân xử lý dịch bệnh, giúp tôm chóng lớn.
Không chỉ là chất lượng
Chất lượng phục vụ nuôi trồng thủy sản thật sự là nỗi lo, nhưng nỗi lo lớn hơn chính là chất lượng của con tôm Việt Nam. Trong hội thảo về nuôi tôm bền vững do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Bạc Liêu vừa qua, ngành quản lý, các doanh nghiệp, nhà khoa học cũng cảnh báo nông dân không được lạm dụng các loại hóa chất cấm trong nuôi tôm. Bởi, các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe về chất lượng của con tôm Việt Nam. Biết vậy, nhưng lỗi đó có phải của nông dân, hay là lỗi của ngành quản lý và các doanh nghiệp? Nông dân phải sử dụng thuốc và hóa chất kháng sinh nhiều vì chất lượng tôm giống không đảm bảo; thuốc thú y thủy sản, thức ăn không hiệu quả… Nếu ngành quản lý và các doanh nghiệp thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, thì nông dân đâu phải tốn thêm tiền cho những khoản đầu tư không đáng có.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến về quản lý chất lượng VTNN, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) vừa được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Việc tăng cường quản lý chất lượng VTNN và đảm bảo ATVSTP trong các lĩnh vực thuộc ngành NN&PTNT quản lý là yêu cầu cấp thiết. Đây là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy, yêu cầu ngành NN&PTNT phải có hành động quyết liệt hơn. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc giám sát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm; công bố thông tin minh bạch, chính xác tình trạng ATVSTP cho người dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống trong quá trình thực hiện; chủ động tham mưu, hợp tác với các cơ quan truyền thông và sử dụng hệ thống khuyến nông để triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng VTNN và ATVSTP trên địa bàn…”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã