Xác định yếu điểm
Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sau 10 năm thực hiện, xây dựng NTM đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn và sức lan tỏa sâu rộng, được người dân đồng tình hưởng ứng.
Nhận thức của người dân về xây dựng NTM ngày càng được nâng cao, nhất là trong phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.
Nhờ vậy, 10 năm qua, Quảng Trị huy động trên 65.630 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp trên 560 tỷ đồng, ngân sách địa phương 520 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình trên 1.466 tỷ đồng, vốn tín dụng gần 35.460 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 500 tỷ đồng và nguồn vốn khác.
Đến tháng 10/2020, Quảng Trị có 60/117 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 51,3%, nếu tính theo số xã sáp nhập đơn vị hành chính là 49/101 xã. Có 1 huyện đạt chuẩn NTM là huyện Cam Lộ, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là xã Vĩnh Kim, Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh), Cam Chính (huyện Cam Lộ), thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần so với năm 2010, bình quân tiêu chí/xã đạt 15,5, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, quá trình xây dựng NTM ở tỉnh có kinh tế mức thấp như Quảng Trị, khó khăn nhất là thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Bởi lẽ, nguồn ngân sách, sức đóng góp của người dân, doanh nghiệp… vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
Một tiêu chí khó thực hiện khác là môi trường. Dù đã cơ bản kiểm soát nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản vẫn là vấn đề nan giải. Ở một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có các báo cáo đánh giá tác động môi trường; nước thải ở một số làng nghề, cơ sở sản xuất, chăn nuôi chưa được giải quyết dứt điểm.
Điển hình là nhiều năm qua, tình trạng bãi rác tập trung ở huyện Vĩnh Linh bị quá tải, xảy ra việc cháy bãi rác gây ô nhiễm môi trường, rác bị đổ không đúng nơi quy định, gây bức xúc cho nhân dân. Rác ở khu vực kênh mương, sông, suối trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được thu gom, xử lý triệt để…
Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu vốn đầu tư hệ thống xử lý rác thải và ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, vứt rác bừa bãi.
Tỷ lệ hộ nghèo ở hai huyện miền núi Hướng Hoá, Đakrông còn khá cao, thu nhập, đời sống nhân dân thiếu ổn định, thiếu nước sinh hoạt, tỷ lệ thất nghiệp còn cao... Nguyên nhân vì người dân thiếu đất sản xuất, sinh con đông, phong tục tập quán một số nơi còn lạc hậu (chỉ có phụ nữ đi làm, đàn ông ở nhà rượu chè)...
Khắc phục khó khăn để bứt phá
Để khắc phục khó khăn, tạo đà bứt phá, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, xây dựng NTM, vai trò của đảng viên, cán bộ chủ chốt là hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy, ở nơi nào người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì nơi đó phong trào xây dựng NTM được triển khai mạnh mẽ. Vì vậy, trong công tác chỉ đạo điều hành xây dựng NTM phải phân công, phân nhiệm rõ ràng. Cần sự vào cuộc có trách nhiệm của tất cả các ngành trong việc đưa ra các giải pháp để thực hiện từng tiêu chí.
Chính quyền các cấp phải thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng" để phát huy vai trò chủ thể, đóng góp của người dân, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỉnh xác định, xây dựng NTM phải đảm bảo thực chất, không chạy theo thành tích, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo để đánh giá kết quả thực hiện.
Thời gian tới, Quảng Trị sẽ tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn (thu gom xử lý nước thải, chất thải, bao gói thuốc bảo vệ thực vật,…), cải tạo cảnh quan môi trường, trong đó tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh, sạch đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng…
Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, Quảng Trị đặt mục tiêu đến cuối năm 2020, sẽ có thêm 6 đến 8 xã đạt chuẩn NTM; cuối năm 2025, có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM, nâng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, thị xã hoàn thành NTM lên 4 đơn vị, trên 75% số xã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.
Để làm được điều đó, ngoài phát huy nội lực, sức dân, Quảng Trị mong Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm tăng cường bố trí nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, đặc biệt đối với các địa phương ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Có chính sách ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đối với huyện đạt chuẩn NTM, các địa phương xây dựng NTM kiểu mẫu. Bố trí nguồn lực đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với yêu cầu, tốc độ phát triển trong thời kỳ hội nhập sâu, rộng; có cơ chế, chính sách liên kết vùng trong phát triển sản xuất và chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Ngoài ra, Quảng Trị cần thêm tấm lòng thơm thảo của các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ về tinh thần, vật chất để hoàn thành mục tiêu đặt ra, nâng cao đời sống nhân dân, đó cũng là đích đến của xây dựng NTM.
Ông Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: "Khi ý Đảng, lòng dân là một thì bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua để đạt mục tiêu đã hướng đến, đó là xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ nhân dân".
Tại hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) các cấp năm 2020 diễn ra hồi tháng 5, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đánh giá, tuy là tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng Quảng Trị đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Thứ trưởng đề nghị Quảng Trị tiếp tục phấn đấu để đạt tiêu chí NTM nâng cao, đồng thời chú trọng phân bổ nguồn lực hợp lý để các xã về đích NTM đồng đều.
https://danviet.vn/10-nam-xay-dung-ntm-o-quang-tri-ky-cuoi-len-day-cot-de-but-pha-ve-dich-20201006201946239.htm
Theo Ngọc Vũ - Quang Trung/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã