Học tập đạo đức HCM

Ba thay đổi lớn ở Gia Phú khi xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 13/04/2017 05:46
Từ một xã khó khăn, chính quyền và nhân dân xã Gia Phú đã hợp sức, tạo nên một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục để chinh phục đủ 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM).

 

Sức mạnh nhân dân - góc nhìn từ Kính Chúc

Ông Nguyễn Hồng Phong - Bí thư chi bộ 4, thôn Kính Chúc (xã Gia Phú) năm nay 68 tuổi. Thế nhưng, nói đến chuyện huy động sức dân xây dựng NTM, giọng ông vẫn hăng say như thời trai trẻ.

15-31-12_3
Diện mạo tươi sáng tại thôn Đoan Bình (xã Gia Phú)

Ông chia sẻ: Những năm 2010 trở về trước, tôi đi mấy chục cây số về huyện Gia Viễn chẳng lấm chân. Nhưng, hễ về đến con đường đất nối từ tỉnh lộ 477 vào thôn Kính Chúc là giầy dép bẩn thỉu; ổ trâu, ổ gà nhiều vô kể. Nhìn quanh ngõ xóm, cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân thật vất vả. Trên cánh đồng, nông dân vẫn dựa vào con trâu, cái cày để canh tác với phương thức lạc hậu. Mặc dù Chính phủ đã ban hành 19 tiêu chí NTM từ năm 2009, nhưng “nó mới chỉ lởn vởn ở đâu đó, chứ chưa đi vào lòng dân”. Ai cũng nghĩ, đầu tư làm NTM là việc của Nhà nước, của mấy lãnh đạo chính quyền.

Để phá tan “tảng băng” suy nghĩ ấy, xã Gia Phú đã thành lập Ban Phát trển thôn, lựa chọn những người có tâm, có tài và có sự tín nhiệm trong dân để vận động nhân dân. Bằng mọi giá, phải làm sao để dân hiểu được rằng: mình chính là chủ thể trong xây dựng NTM.

Thế rồi, đến năm 2012, đoạn đường đất lầy lội dẫn vào thôn Kính Chúc dài 550m đã chứng kiến nhiều cảnh tượng chưa từng có. Hàng trăm hộ dân tự nguyện hiến khoảng 2.000m2 đất, phá dỡ tường rào; chặt cây lưu niên để mở rộng thành tuyến đường rộng tới 6,5m (trước đây chỉ rộng khoảng 3m).

Nhà nước hỗ trợ 50% xi măng, cát sỏi, còn lâu mới đủ để cứng hoá bê tông toàn tuyến. Trong khi đó, không thể vắt kiệt sức dân để chạy theo thành tích. Ban Phát triển thôn đã viết thư và trực tiếp vận động con em xa quê, những hộ khá giả ủng hộ được 150 triệu đồng. Số còn lại huy động dân đóng góp 50.000 đồng/khẩu. Riêng với các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được miễn thu, nhưng có thể đóng góp bằng công lao động. Con đường bê tông sạch đẹp, rộng thênh thang sinh ra từ đó.

Đến nay, thôn Kính Chúc đã cứng hoá 100% đường thôn, xóm với chiều dài trên 4.000m. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp thêm 300 triệu đồng (với mức 260.000 đồng/sào, thu trong 4 vụ lúa) để chỉnh trang giao thông, thuỷ lợi nội đồng sạch đẹp.

Theo ông Phong, từ năm 2012 đến nay, 80% hộ gia đình đã tiết kiệm tiền để cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình vệ sinh, mua sắm thiết bị nghe nhìn và phương tiện đi lại; ít nhất 50% gia đình có điều hoà... Giống như thôn Kính Chúc, cách làm sáng tạo trên được triển khai trên địa bàn toàn xã, hình thành một cuộc “cách mạng” trong xây dựng NTM.
 

Nhân dân đóng góp 172 tỷ đồng

Ông Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Gia Phú, chia sẻ: Khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, xã mới đạt được 8/19 tiêu chí. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm, xã đã huy động được hơn 345 tỷ đồng để xây dựng NTM. Đáng chú ý là nhân dân đã đóng góp hơn 172 tỷ đồng (chiếm khoảng 50% vốn xây dựng NTM).

15-31-12_4
Đường bê tông dẫn ra tận cánh đồng thôn Làng
Theo ông Vũ Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã Gia Phú: “Có 3 thứ đổi thay lớn nhất ở Gia Phú trước và sau xây dựng NTM. Một là đời sống của nhân dân được nâng lên, từ ăn, ở, đi lại, học hành đến khám chữa bệnh. Hai là, tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn. Ba là an ninh chính trị được giữ vững”.

Khi đại đa số người dân hiểu rằng mình chính là chủ thể để phát triển, họ đã tự nguyện đóng góp hàng ngàn công lao động, hiến khoảng 30.000 m2 đất để kiến thiết lại hạ tầng (đường giao thông, kênh mương, nhà văn hoá, hệ thống chiếu sáng...). 100% đường giao thông trên địa bàn xã đã được cứng hoá với tổng chiều dài 57,7km.

Để rút bớt lao động nông thôn ra khỏi ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, xã Gia Phú có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực may mặc, vận tải, xây dựng... hàng năm tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Cơ cấu lao động chủ yếu là công nhân, dịch vụ và các ngành nghề khác (chiếm 60%), số lao động trong độ tuổi là cán bộ viên chức chiếm khoảng 15%, còn lại là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt trên 33,05 triệu đồng/năm (tăng so với năm 2010 là 9 triệu đồng/năm).

Không chỉ phát triển kinh tế, tiêu chí môi trường được cả hệ thống chính trị tập trung hướng đến. Nói đến vấn đề ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, cách đây 5 năm, nhân dân thôn Làng rất bức xúc. Do không có hệ thống thoát nước riêng, hàng ngày, cả trăm mét khối nước thải dân sinh đổ thẳng ra các kênh mương thuỷ lợi, biến khu đất rộng khoảng 10 mẫu ở đầu làng thành “rốn” nước thải.

Ông Mai Xuân Sang kể: Ngày ấy, có khoảng 150 hộ dân ở khu vực đầu làng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn thải gây ô nhiễm, người này xích mích, gây gổ người kia, gây ra mâu thuẫn như những cơn sóng ngầm âm ỉ trong lòng dân. Ban Phát triển thôn Làng đã họp bàn và vận động được quỹ công đoàn của Ngân hàng Agribank ủng hộ 7 tỷ đồng xây dựng hệ thống dẫn nước thải sinh hoạt dọc theo trục đường thôn với chiều dài 2.000m. Từ đó, nhân dân phấn khởi. Chưa bao giờ, họ cảm nhận rõ nét sự đổi thay của quê hương mình như vậy.

Ông Bùi Quang Hưng - Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn: Nhân dân là động lực phát triển

15-31-12_1
 

Gia Phú là một xã khó khăn. Khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, địa phương này mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí. Mặc dù nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước rất hạn chế, nhưng Gia Phú đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để huy động nguồn lực xã hội từ nhân dân và các doanh nghiệp, hoàn thành 19/19 tiêu chí trong 5 năm.

Chúng ta có thể cảm nhận rõ sự thay đổi trên bằng việc thay thế những con đường đất lầy lội vào mùa mưa bằng những tuyến đường bê tông phẳng lỳ nối từng ngõ xóm; diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp hơn...

Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian tới, xã Gia Phú cần nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho nông dân; thu hút doanh nghiệp đầu tư tại địa phương để tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Khi xây dựng NTM là đam mê

Gia đình đang giữ kỷ lục về đóng góp số ngày công lao động để xây dựng NTM xã Gia Phú là vợ chồng ông Nguyễn Hữu Mão (66 tuổi) và bà Phạm Thị Nhung (62 tuổi).

15-31-12_2
Vợ chồng ông Mão, bà Nhung
 

Là thành viên của Ban Khánh tiết thôn Kính Chúc và không được hưởng phụ cấp, nhưng ông Mão cho rằng: “Muốn dân hiểu và làm theo thì mình phải làm gương trước”.

Bởi vậy, ông đã tự nguyện hiến hơn 100 ngày công để làm tuyến đường huyết mạch của làng, hăng hái nhận những công việc nặng nhọc như chở vật liệu xây dựng, san lấp nền đường... Ngoài ra, ông còn tham gia tu sửa đình và đền của làng trong suốt thời gian khoảng 5 tháng.

Thấy sự nhiệt tình của ông, Ban Phát triển thôn Kinh Chúc đã từng ngỏ ý muốn bồi dưỡng ông 300.000 đồng để động viên, nhưng ông từ chối. Bởi, mỗi người dân phải là chủ thể trong xây dựng NTM.

Bà Phạm Thị Nhung (vợ ông Mão) là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Kinh Chúc nhiệm kỳ 2001 - 2016. Dù tuổi cao nhưng bà rất hăng hái tham gia làm tuyến đường huyết mạch của thôn. Đồng thời, bà cũng rất hăng say vận động chị em thực hiện phong trào “5 không 3 sạch”. Mỗi đường làng, ngõ xóm đều có tổ tự quản, hễ thấy rác là mọi người vác chổi, hót rác dọn sạch. Nhờ đó, diện mạo thôn xóm ngày càng sạch đẹp.

 

Theo Văn Thuỳ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,653
  • Tổng lượt truy cập90,868,046
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây