Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát về vấn đề này.
Bộ trưởng cho biết: Nhìn lại quá trình phát triển của nông nghiệp vừa qua, chúng tôi nhận thấy, ngoài công tác sản xuất, chúng ta cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến yếu tố xã hội, môi trường đối với nông nghiệp hiện nay.
Do đó, chúng tôi đã phối hợp với các bộ, ngành, cùng với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng tới đáp ứng cùng một lúc cả mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần có giải pháp cụ thể, thông qua điều chỉnh về cơ chế chính sách, cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt là cơ cấu đầu tư công, tổ chức lại hệ thống sản xuất đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp.
Nông dân xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ thu hoạch lúa vụ mùa 2012. |
Ông có thể nói rõ hơn, hiện ngành nông nghiệp đang được đầu tư như thế nào và cần làm gì để thu hút nhiều hơn nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp?
-Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ đã có chủ trương cứ 5 năm lại tăng ngân sách gấp đôi đầu tư từ nguồn ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, thì mức đầu tư đó vẫn còn hạn hẹp. Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi hơn để các doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững và hiệu quả.
Điều đó có liên quan đến việc đổi mới cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ công… Cụ thể, hiện ngành nông nghiệp đang nghiên cứu, đề xuất một chương trình toàn diện hơn, có những giải pháp cụ thể để đưa hợp tác đối tác công- tư trở thành một kênh quan trọng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, phải kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút nhiều hơn đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng bền vững” sẽ gồm những nhiệm vụ gì?
-Vấn đề chính của tái cơ cấu là, cách tạo điều kiện cho người nông dân có quyền tự chủ để có được lựa chọn tốt nhất trong sản xuất, phát triển nông nghiệp. Chúng tôi muốn các ngành công nghiệp (cơ khí, máy móc), dịch vụ tràn xuống đồng lúa nhiều hơn. Bởi chúng tôi xác định, cây lúa là một trong những cây lợi thế của Việt Nam, là sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thế giới.
Thanh Xuân (thực hiện)
danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã