Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới được xác định là khâu đột phá của xã Thái Hòa (Hàm Yên- Tuyên Quang).
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân trong xã đã tích cực phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để thực hiện khâu đột phá này. Trong đó, tập trung vào việc thâm canh tăng vụ, đưa giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt vào nuôi trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ năm 2013 đến nay, xã đã tập trung triển khai nhiều dự án, mô hình phát triển kinh tế: Dự án cải tạo 98,3 ha diện tích chè già cỗi; dự án nuôi cá lồng trên sông Lô; dự án nuôi lợn đực giống; phát triển các mô hình lợn thương phẩm, đàn gia cầm và sản phẩm từ gia cầm cho thu nhập cao.
Xã đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung như: Nuôi cá lồng ở thôn Ba Luồng, Bình Thuận; nuôi lợn thịt ở thôn Tân An, Soi Long. Ông Phạm Thanh Bình, Trưởng thôn Bình Thuận cho biết, nghề nuôi cá lồng xuất hiện ở Thái Hòa cách đây khoảng 5 năm. Từ một vài hộ đầu tiên, giờ Thái Hòa đã có gần 50 hộ nuôi trên 100 lồng cá chiên, bỗng. Nhờ nuôi cá lồng, nhiều hộ gia đình cho thu nhập cao từ 100 triệu đồng trở lên.
Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện đã giảm xuống còn 2,5%; thu nhập bình quân đạt 1,7 triệu đồng/người/tháng. Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Thái Hòa xây dựng và thực hiện tốt các hương ước, quy ước, thực hiện nếp sống văn minh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; chú trọng công tác giáo dục và đào tạo. Qua tổng hợp, nhân dân xã Thái Hòa đã đóng góp gần 35 tỷ đồng thực hiện xây dựng hạ tầng như: Đường giao thông, trường học, nhà văn hóa thôn, nhà ở nông thôn, môi trường. Đến nay, xã Thái Hòa đã đạt được 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Sau gần 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, trong đó có nhiều nhà văn hóa, sân thể thao được xây mới khang trang, đời sống tinh thần của nhân dân chuyển biến rõ rệt.
Trong số 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa tại thôn, xã và tiêu chí số 16 về các danh hiệu văn hóa tại thôn, bản là 2 tiêu chí được đánh giá là khó thực hiện.
Vì vậy, hàng năm, Sở VH, TT&DL đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện đúng theo sự phân công của UBND tỉnh và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phong phú, đa dạng hưởng ứng phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM" thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân.
Bên cạnh đó, ngành VH, TT&DL phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát báo cáo đánh giá thực trạng quy hoạch, xây dựng, quản lý và tổ chức hoạt động của nhà văn hóa, khu thể thao cấp xã, thôn làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo chuẩn NTM của tỉnh. Chỉ đạo các Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố hướng dẫn xây dựng, củng cố và duy trì các thiết chế ở cơ sở như: Đài truyền thanh, thư viện, phòng thông tin, các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, sân tập ngoài trời…
Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng hạt nhân văn hóa, thể thao làm nòng cốt để duy trì thường xuyên hoạt động của nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ hướng dẫn các xã làm điểm bổ sung nội dung bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước ở cộng đồng dân cư.
Tiến hành rà soát việc đăng ký các danh hiệu xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng, bản, phố văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa NTM”. Thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc đánh giá, công nhận và công nhận lại các danh hiệu văn hóa, kết hợp với đánh giá việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh.
Từ sự đóng góp huy động mọi nguồn lực, 29 xã đăng ký về đích NTM năm 2015 đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình như trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn và đặc biệt là hoàn thành xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp. Các câu lạc bộ cũng phát triển đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo hội viên tham gia như CLB cầu lông, bóng bàn, dưỡng sinh, văn nghệ… góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Tại các xã đã phát động nhiều phong trào như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình, dòng họ thực hiện nếp sống văn hóa; giữ gìn an ninh trật tự… góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo năm.
Cùng với nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang), ngay từ đầu các cấp chính quyền xã Hòa Bình đã xác định đây là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo từng giai đoạn và đề ra nhiều biện pháp để thưc hiện, vận dụng, phát huy các thế mạnh của địa phương và huy động sức mạnh từ nhân dân, từ đó bộ mặt nông thôn xã Hòa Bình ngày càng khởi sắc với nhiều sự đổi thay tích cực, góp phần tạo nên bức tranh nông thôn tươi mới và tràn đầy sức sống ở một xã thuần nông. Đến cuối năm 2014 xã đạt 13/19 tiêu chí và 37/50 chỉ tiêu và là xã có kết quả khá nổi bật về xây dựng nông thôn mới của huyện Chợ Mới.
Hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng, các tuyến đê bao được hoàn thiện phục vụ nhu cầu sản xuất 03 vụ của bà con nông dân. Nhưng điểm nổi bật nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hòa Bình chính là những cơ hội tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, được mở ra từ những con đường và những cây cầu nông thôn được bê tông hóa, tính cho đến nay toàn xã có 11 km đường giao thông theo trục lộ chính được Nhà nước đầu tư trải nhựa bằng phẳng, hơn 13 km đường giao thông nông thôn liên ấp được đổ bê tông, 63% tuyến đường giao thông nội đồng đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, nhiều tuyến đường được rãi đá, nhiều cây cầu bê tông được bắc kiên cố thay cho những cây khỉ, cầu gỗ trước đây với tổng kinh phí hàng chục tỉ đồng, riêng trong năm 2014 kinh phí đầu tư xây dựng cho hệ thống cầu đường trên địa bàn xã là khoảng 2 tỉ đồng được thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, qua đó không những tạo sự lưu thông thông thoáng cho người dân trong xã mà còn góp phần thu hút và kêu gọi đầu tư, vực dậy tiềm năng, thế mạnh của xã và tạo sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã theo hướng tích cực
Theo Hội Nông dân