Trụ sở UBND xã Canh Tân.
Canh Tân nằm ở phía Tây Bắc huyện Hưng Hà, cách trung tâm huyện 12km. Diện tích tự nhiên toàn xã là 395,8ha, trong đó đất nông nghiệp 258ha, đất trồng lúa 185ha, bình quân diện tích đất canh tác 492 m2/khẩu. Quy mô hành chính được chia thành 6 thôn, trong đó có 2 thôn loại 2; dân số 5.239 khẩu với 1.617 hộ.
Trước năm 2010, kinh tế của xã tuy có phát triển, song lĩnh vực nông nghiệp luôn gặp khó khăn về thị trường do sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tác động của khoa học công nghệ và mức độ cơ giới hóa thấp. Kinh tế trang trại, gia trại ít về lượng, nhỏ về quy mô và không ổn định. Đối với các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn gắn với làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến chưa phát triển... Vì vậy, tác động của công nghiệp đến nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn yếu và chưa đồng bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ tuy phát triển song chưa mạnh, chưa có tính đột phá trong cơ cấu kinh tế.
Sau 4 năm triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Tỉnh ủy Thái Bình về XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 104-NQ/HU ngày 25/4/2010 của Huyện ủy Hưng Hà về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và chỉnh trang khu dân cư theo tiêu chí NTM, bộ mặt Canh Tân ngày càng khởi sắc.
Ông Trần Tiến Thuật, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Thời gian đầu triển khai XDNTM, đại bộ phận người dân quan niệm đó là việc của chính quyền và Nhà nước giống các chương trình hỗ trợ lâu nay. Người dân cho rằng, kinh phí triển khai chương trình do Nhà nước và tỉnh hỗ trợ nên xã gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực.
Thành công của Canh Tân chính là việc vận động tất cả các tổ chức đoàn thể vào cuộc. Mặt trận và các đoàn thể đã tăng cường công tác vận động đến từng đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với XDNTM”.
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân góp, dân thụ hưởng”, công tác tuyên truyền đã được chú trọng ngay từ đầu, qua tuyên truyền vận động đã nâng cao tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa, mục đích của Chương trình XDNTM. “Công tác tuyên truyền thực sự phát huy hiệu quả, bởi được triển khai dưới nhiều hình thức như hội họp ở cấp xã, cấp thôn, qua đài truyền thanh, vận động trực tiếp ở các gia đình. Ví như trong công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng, nếu thấy vướng mắc hay có bất cứ ý kiến phản ánh nào của nhân dân, cán bộ xã phải đến tận nhà dân để tìm hiểu, trao đổi, giải quyết ngay, dù đó là việc nhỏ nhất. Có như vậy người dân mới đồng thuận và cùng gánh vác công việc chung của xã”, ông Thuật cho biết thêm.
Trong 4 năm triển khai XDNTM, nhân dân Canh Tân đã đóng góp 46.843m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nội đồng, đào 60.000m3 đất để đắp bờ vùng bờ thửa với tổng kinh phí lên tới 13,5 tỷ đồng. Với những chuyển biến nhanh chóng và hiệu quả, Canh Tân đã cán đích xã NTM năm 2014. Điều này cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước về XDNTM thực sự hợp lòng dân, đây cũng là cơ sở để Canh Tân tiếp tục phấn đấu phát triển hơn nữa cũng như từng bước giữ gìn, duy trì, nâng cao 19/19 tiêu chí NTM.
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã