Tiếp xúc với PV, không phải là người thầy giáo quần áo chỉnh tề, áo sơ mi, cà vạt mà là ông nông dân chuẩn chất Đà Lạt. Với đôi ủng cao ngang đầu gối, chiếc áo bạc màu cùng chiếc kéo cắt cành trong tay, ông Sanh mời chúng tôi vào thăm trang trại nấm đầy tâm huyết của mình.
Ông Sanh cho biết, trước đó ông là Hiệu trưởng của trường Tiểu học Trưng Vương, năm 2015, khi về hưu với mong muốn tự tạo thu nhập cho bản thân và được người nhà tư vấn ông đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất vào mảnh vườn sau vườn nhà mình để trồng nấm linh chi đỏ, với sự giúp đỡ của người con rể Nguyễn Lê Quốc Hùng – Thạc sĩ sinh học.
Những bịch phôi giống được sắp xếp ngăn nắp trên các khung sắt ông Sanh bố trí trong vườn.
Ban đầu, chỉ với diện tích 100m2 cùng 5 giàn khung sắt cao 2m, ông trồng mười ngàn bịch phôi giống nấm, sau vụ thu hoạch đầu tiên, ông đã thu về trên 100 triệu đồng với 1,5 tạ nấm thành phẩm.
“Ngay từ ban đầu khi mới vào nghề, tôi đã gặp không ít khó khăn bởi đây là loại nấm đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật trong các khâu, từ chuẩn bị phôi bịch, nuôi trồng cho đến thu hoạch và bảo quản. Nhưng nhờ có con rể là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giống nấm linh chi, nên những khó khăn ban đầu dần dần được tháo gỡ”, ông Sanh chia sẻ.
Nấm linh chi đỏ, một loại thực phẩm có có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Ông Sanh cho biết thêm, giá thể để trồng nấm linh chi gồm hỗn hợp mùn cưa, vôi, cám bắp, mật mía và bánh khô dầu xay nhuyễn, sau khi đóng vào bịch được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 độ C. Sau đó đến giai đoạn cấy phôi nấm vào bịch và đưa vào nhà trồng ánh sáng tán xạ nhẹ, nhiệt độ từ 22 – 28 độ C. Để đảm bảo độ ẩm lý tưởng của nấm thì sơ sở của ông được trang bị hệ thống phun sương tự động hẹn giờ.
Sau khi thành công với 100m2, ông Sanh tiếp tục đầu tư cho 200m2 đất trống còn lại với 30.000 bịch phôi giống nấm nữa. Sau hơn 4 trồng thì nấm đã cho thu hoạch, trong đó 95% nấm đạt loại 1 (đường kính tai nấm dài từ 10 – 12cm, cuống nấm dài 3 – 5cm), còn lại 5% sản phẩm đạt loại 2 với các cây nấm kích thước nhỏ hơn.
Nấm được ông Sanh phơi sau đó đưa đi đóng bịch hoặc xay làm trà dạng bột bán ra thị trường.
Thầy giáo chia sẻ, sau nhiều lần đi tham quan các trang trại trên cả nước và tìm hiểu trên internet, ông đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao như nấm linh chi đỏ. Thời gian để trồng nấm vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 10, lý giải điều này ông Sanh cho hay, bởi sau tháng 10 lượng mưa nhiều, độ ẩm cao dẫn đến nấm dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều.
Bên cạnh đó nhà trồng nấm cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn để cây phát triển tốt. Điều quan trọng nhất nhà cần phải kín, chống gió thổi mạnh, mưa dột hay nhiệt độ, độ ẩm quá cao gây nên bệnh cho cây trồng.
Ông Sanh cho biết, nấm càng nhiều bào tử trên bề mặt thì chất lượng càng tốt.
Hiện nay, nấm linh chi đỏ của ông bán với giá 300 – 450 ngàn/kg đối với loại tươi, nếu sấy hoặc phơi khô thì sẽ có giá 1,2 – 1,4 triệu/kg tùy vào kích cỡ từng loại nấm. Với sản lượng nấm của 300m2 thì mỗi năm ông Sanh đã thu về hàng tỷ đồng sau khi trừ hết chi phí. Hiện nay cơ sở nấm Phượng Hoàng của ông Sanh đã chế tạo thành công nấm linh chi dạng bột, có thể dùng như cách pha chế trà trong ấm hoặc hòa tan trong bình giữ nhiệt và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Theo Văn Long/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã