Học tập đạo đức HCM

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới triển khai rộng khắp, đạt kết quả quan trọng

Thứ ba - 10/10/2017 04:56
Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố ngày 9/10/2017, tính đến thời điểm 1/7/2016, cả nước có 2.060 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm 23,1% tổng số xã thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) và chiếm 22,9% tổng số xã khu vực nông thôn. Ngoài ra, có 139 xã đạt toàn bộ 19 tiêu chí về Nông thôn mới, đang chờ các cấp có thẩm quyền đánh giá, thẩm định và phê duyệt. Cả nước có 34 đơn vị cấp huyện có 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

 


Đời sống dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện khi thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Đối với 6.851 xã đang phấn đấu thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới, kết quả đạt được cũng khá cao. Tại thời điểm Tổng điều tra năm 2016 đã có 4.404 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, chiếm 64,3% tổng số xã đang phấn đấu. Tính chung tất cả các xã đang phấn đấu, bình quân mỗi xã đạt 10,9 tiêu chí.

Đời sống dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện

Tại thời điểm 1/7/2016, bình quân 100 hộ có 1,44 ô tô; 11,61 máy giặt; 65,36 tủ lạnh và tủ đá; 129,26 xe máy. Tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm trong tổng số hộ nông thôn tăng từ 98,0% năm 2011 lên 99,2% năm 2016, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia tăng từ 96,4% lên 98,4%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy để ăn uống tăng từ 13,2% lên 22,1%. Năm 2016 có gần 5,06 triệu hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn nông thôn, chiếm 31,6% tổng số hộ.

Dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của dân cư nông thôn được tăng cường. Số bác sĩ của trạm y tế bình quân một vạn dân khu vực nông thôn tăng từ 1,12 người năm 2011 lên gần 1,37 người năm 2016. Tỷ lệ số thôn có nhân viên y tế hoặc nữ hộ sinh tăng từ 93,9% năm 2011 lên 97,4% năm 2016. Người có thẻ bảo hiểm y tế năm 2016 chiếm 76,4% tổng số nhân khẩu nông thôn, gấp 1,4 lần năm 2011.

Vệ sinh môi trường nông thôn được chính quyền, đoàn thể và nhân dân quan tâm hơn nên đã cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại và bán tự hoại năm 2016 đạt 64,5% và tăng 20,4 điểm phần trăm so với năm 2011. Tỷ lệ xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đạt 63,5%, tăng 19,4 điểm phần trăm. Tỷ lệ thôn có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đạt 47,3%, tăng 21,5 điểm phần trăm. Tỷ lệ xã có điểm thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã chiếm 21,0% tổng số xã. Số thôn có xử lý rác thải sinh hoạt chiểm 47,1% tổng số thôn.

Hệ thống cung cấp nước sạch tiếp tục được đầu tư xây dựng. Trên địa bàn nông thôn có 4.498 xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, chiếm 50,1% tổng số xã, tăng 3,6 điểm phần trăm so với năm 2011; trong tổng số 16,1 nghìn công trình năm 2016, có trên 14,0 nghìn công trình đang hoạt động, chiếm 87,2% tổng số công trình. Cùng với việc xây dựng công trình cấp nước, các địa phương còn chú trọng xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung. Năm 2016 đã có 3.210 xã và 19,5 nghìn thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 35,8% tổng số xã và 24,4% tổng số thôn.

Các tiêu chí đều tăng trong năm 2016

Hệ thống tín dụng, ngân hàng thực sự trở thành nguồn cung ứng vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Khu vực nông thôn có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2011.

Hệ thống thủy nông được xây dựng mới và hoàn thiện. Tính đến 01/7/2016, trên địa bàn nông thôn có 18,1 nghìn trạm bơm phục vụ sản xuất và dân sinh, bình quân mỗi xã có 2,0 trạm bơm, tăng 0,3 trạm/xã so với năm 2011. Kênh mương do xã và hợp tác xã quản lý có 193,0 nghìn km, bình quân mỗi xã có 21,5km, tăng 12,5% so với mức bình quân 19,1km/xã năm 2011.

Mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư ở các địa phương được củng cố. Năm 2016, cả nước có 8.202 xã có cán bộ khuyến nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp, chiếm 91,4% tổng số xã, tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2011, bình quân mỗi xã có 1,14 người, tăng 0,08 người/xã.

Các dịch vụ hỗ trợ khác cũng phát triển rộng khắp. Ngoài 434,2 nghìn hộ và cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; 2.560 xã có tổ hợp tác hỗ trợ sản xuất, trên địa bàn nông thôn còn có 7.413 xã có điểm và cửa hàng cung cấp giống, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản, chiếm 82,6% tổng số xã.

Hệ thống chợ truyền thống và chợ dân sinh được củng cố, góp phần đẩy mạnh giao lưu hàng hóa trên địa bàn nông thôn. Cả nước có 5.478 xã có chợ, chiếm 61,0% tổng số xã, tăng 3,4 điểm phần trăm so với năm 2011; trong đó, 4.330 xã có chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 79,0% tổng số xã có chợ, tăng 4,0 điểm phần trăm.

Kết quả xây dựng Nông thôn mới bộc lộ một số hạn chế. Tại thời điểm Tổng điều tra 2016, trong tổng số 2.060 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, nhưng không phải tất cả đã hoàn thành đủ 19 tiêu chí quy định, vẫn còn 95 xã “nợ” một hoặc hai tiêu chí. Trong tổng số 6.851 xã đang phấn đấu, bình quân mỗi xã đạt 10,9 tiêu chí, nhưng vẫn có 2.134 xã chỉ đạt 5-9 tiêu chí, chiếm 24,0% tổng số xã đang phấn đấu và 313 xã đạt từ 4 tiêu chí trở xuống, chiếm 3,5%.

Theo Lê Mỹ/baoxaydung.com.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại802,256
  • Tổng lượt truy cập90,865,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây