Tăng trên mọi tiêu chí
Sau 4 năm thực hiện (2011- 2014) chương trình, đã có nhiều kết quả khả quan trong các lĩnh vực dồn điền đổi thửa, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân, huy động và sử dụng vốn, cải cách hành chính trong xây dựng NTM.
Phát biểu tại lễ tổng kết, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội có một vùng nông thôn rộng lớn với 401 xã. Dù Hà Nội có phát triển như thế nào thì nông thôn vẫn là một điểm tựa lớn đối với phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng.
Sau 4 năm thực hiện, toàn thành phố Hà Nội đến nay đã có 109/386 xã đạt chuẩn NTM (đạt 28,23%). Cùng với đó, 156/386 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 115/386 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 6/386 xã đạt từ 5-9 tiêu chí.
Như vậy, chương trình đã đưa bình quân mỗi xã đạt từ 2 tiêu chí/xã hồi năm 2010 lên 15,36 tiêu chí/xã vào năm 2014, tăng 13,36 tiêu chí/xã.
Bên cạnh đó, chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy cũng giúp cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn không ngừng được nâng cấp và cải thiện. Tỉ lệ xã có đường ôtô đến trụ sở xã được cứng hóa đạt 100%, đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 95%, hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu đạt 67%, có tổ chức thu gom rác thải đạt 98%, tỉ lệ thôn có điện đạt 100%, tỉ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh là 94,19%, trong đó có 36,68% số dân được sử dụng nước sạch. Tỉ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 78,29%. Tỉ lệ người người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 69%. Y tế xã đạt chuẩn mới quốc gia đạt 85%. Tỉ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa là 54,5%. 100% thôn làng đã có nhà văn hóa với các trang thiết bị thiết yếu phục vụ tốt các hoạt động văn hóa, thể thao. 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Hệ thống giáo dục, tuyên truyền, đê điều, kênh mương thủy lợi cũng được củng cố và nâng cấp đảm bảo chất lượng.
Đầu tư cho nguồn nhân lực
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, mặc dù chương trình vẫn còn một số mặt hạn chế, nhưng nhìn chung, bộ mặt nông thôn đang được thay đổi từng ngày. Để đạt được những thành quả đó thì nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng, cần có những cán bộ có tâm huyết và kiên trì theo đuổi những mục tiêu đề ra.
Còn theo ông Ngọ Duy Hiểu - Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ, chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội để các cán bộ nâng cao trình độ, cũng như giúp cấp lãnh đạo sát hạch cán bộ, lựa chọn những người có phương pháp, kỹ năng và tâm huyết phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn cho người lao động nông thôn để tạo ra năng lực làm việc có năng suất lao động cao là một yêu cầu cấp thiết. Hà Nội cần phải chủ động đầu tư vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực bằng các hoạt động dạy nghề cơ bản để tạo ra người lao động có trình độ chuyên môn về lý thuyết và có tay nghề thực tiễn, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của đổi mới.
Với xuất phát điểm “gần như là huyện nghèo nhất Hà Nội”, còn tồn tại những bất đồng giữa người dân với cán bộ xã, Phúc Thọ đã vươn lên đạt được nhiều kết quả tích cực theo Chương trình 02-CTr/TU, sau khi Huyện ủy rút kinh nghiệm, lựa chọn những cán bộ có năng lực để vận động, thuyết phục nhân dân cùng nhìn về mục tiêu chung.
Theo: laodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã