Học tập đạo đức HCM

Sức hút Bình Ba

Thứ hai - 09/02/2015 20:46
Gần đây, tour du lịch nội địa hấp dẫn nhất có lẽ là điểm đến Bình Ba, một hòn đảo nhỏ thuộc xã Cam Bình (Cam Ranh, Khánh Hòa)
Sức hút Bình Ba
Cổng chào làng văn hóa Bình Ba đón du khách
Đến để được là người ngắm nơi có bình minh sớm nhất Việt Nam, đến để trầm mình xuống vùng biển ngát xanh ngắm san hô, đến để biết về nghề nuôi tôm hùm… Vâng, sức hút mạnh nhất của Bình Ba chính là tôm hùm. Chả thế mà dân Khánh Hòa có câu: “Yến sào Hòn Nội, vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh”. Đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình. Xã có 5 ấp thì 3 ấp (Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An) thuộc đảo Bình Ba, với 3.700 dân. Dân đảo Bình Ba bắt đầu làm quen với nghề nuôi tôm hùm vào năm 1997. Tôm nuôi từ 16-18 tháng thì thu hoạch. Sau một vụ nuôi thí điểm, trước tiềm năng của ngành nghề mới, số hộ nuôi tôm hùm từ 70 hộ tăng vọt lên 200 hộ với chính sách hỗ trợ cho vay 10 triệu đồng/hộ. Đến nay có đến 85% hộ dân Bình Ba nuôi tôm hùm. Chị Võ Thị Kim Chung, hộ nuôi tôm hùm ngụ tại ấp Bình An, có 4 lồng nuôi tôm hùm bông và 6 lồng tôm xanh cho biết, tôm hùm xanh 1 lồng nuôi 250 con, tôm hùm bông thả 70 con/lồng. Chuyển mùa, nước trở lạnh, không ít tôm “vĩnh biệt” lồng. Tuy nhiên, một vụ nếu hao hụt từ 10 - 15% là thành công. Thức ăn chính của tôm hùm là sò, cua, mực con… Vào mùa biển động, nguồn thức ăn tôm khan hiếm, ngư dân đánh bắt được mực dù ngon cũng không dám ăn mà phải để dành cho tôm hùm. Tuy nhiên, đầu ra của tôm hùm chủ yếu là bán cho thương lái thu mua cho các Cty XK hoặc cho các nhà hàng kinh doanh du lịch. Thương lái tự đặt ra các tiêu chuẩn thu mua nhằm ép giá ngư dân. Tôm hùm đẹp, không bị trầy xước thì xếp loại 1; cháy đuôi dạt sang loại 2… Nhờ khách du lịch đến tham quan đảo mà người dân có thêm nguồn đầu ra cho tôm hùm. Đến với đảo Bình Ba, du khách là người Việt có thể được ăn tôm hùm với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg, trong khi tại các nhà hàng, khu du lịch giá từ 3,5 - 5 triệu đồng/kg. Được biết rõ về một nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt và được nếm món ngon “hiếm có, khó tìm” với giá cả phải chăng là một trong những sức hút mãnh liệt của điểm đến Bình Ba. Ông Trần Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, cho biết: Những năm gần đây, Cam Bình XK khoảng 200 tấn tôm hùm/năm, đạt bình quân 300 tỷ đồng. Nhờ ngành nuôi tôm hùm, thu nhập bình quân năm 2014 của người dân xã đảo là 42 triệu đồng/người. Kinh tế đi lên thì việc vận động người dân đóng góp xây dựng NTM của xã đảo cũng phần nào thuận lợi. Nhờ vậy, cuối năm 2014 Cam Bình đã được công nhận là xã NTM, trước kế hoạch 1 năm. Không những là nơi đạt chuẩn NTM, Bình Ba hiện còn là điểm khai thác mới của nhiều Cty du lịch. Muốn ra Bình Ba, phải đến cảng Ba Ngòi của Cam Ranh. Cam Ranh có một sân bay khá chuẩn nhưng để cạnh tranh giá cả nên phương tiện du lịch chủ yếu là xe khách hoặc tàu lửa. Hầu hết khách đến Bình Ba đều nghỉ đêm và chủ yếu là ở nhà dân. Cán bộ xã ở đây cho biết, Bình Ba có 15 nhà trọ với 250 phòng; 100 nhà dân có từ 1 - 2 phòng để ghép khách. Mô hình du lịch ở nhà dân (homestay) là mô hình mới khá hấp dẫn du khách. Mô hình này tạo ra nguồn thu không nhỏ cho người dân xã đảo. Phí nghỉ đêm tại Bình Ba cho mỗi người là 100.000 đồng/đêm, một phòng thường ghép từ 3-6 người. Ngoài ra, người dân ở đây còn phục vụ ẩm thực cho du khách cũng giúp họ tạo ra nguồn thu đều đặn. Theo ông Trần Văn Hóa, xét về chính sách đưa Bình Ba thành điểm du lịch thì tỉnh chưa cho phép. Tuy nhiên, năm 2011, sau khi một số đoàn đến Bình Ba tham quan kết quả chương trình “Biển Đông - Hải đảo” về, vẻ đẹp của đảo cũng như cơ hội thưởng thức tôm hùm tại đây, họ đã rỉ tai nhau khiến phong trào đến Bình Ba dã ngoại ngày càng rầm rộ
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay75,357
  • Tháng hiện tại913,408
  • Tổng lượt truy cập99,969,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây