Học tập đạo đức HCM

Cùng nông dân làm giàu

Thứ sáu - 27/02/2015 02:20
KTĐT - Bằng việc triển khai nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, gieo trồng cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội giúp nông dân làm giàu.

Trang bị kiến thức cho nông dân
Năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, gia đình ông Hà Văn Vận (xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì) đã mạnh dạn nuôi thí điểm cá tầm thương phẩm với quy mô 50m3, gồm 500 con cá tầm giống, trọng lượng 100g/con. Nhờ được tập huấn và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, chỉ sau 6 tháng, cá sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trưởng bình quân 300g/tháng và đạt trọng lượng trung bình 1,8kg/con. "Với giá bán thị trường hiện tại là 220.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 40 triệu đồng" – ông Vận vui mừng cho biết. Đây không chỉ là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với việc nuôi thả các loại cá thông thường mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc vùng núi Ba Vì.

 
Ứng dụng mạ khay cấy máy trong sản xuất lúa tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Ngọc Ánh
Ứng dụng mạ khay cấy máy trong sản xuất lúa tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Ảnh: Ngọc Ánh
Với mong muốn nâng cao chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho người nông dân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tích cực triển khai các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Trong đó, tập trung vào hỗ trợ các loại thiết bị như máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, dây chuyền gieo mạ khay tự động... cho các địa phương trên địa bàn TP. Kết quả thực tế cho thấy, năng suất cây trồng tăng 10 - 15%, giảm chi phí sản xuất 0,7 – 2,8 triệu đồng/ha/vụ, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 2 - 3%. Đặc biệt, việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn đảm bảo tính thời vụ và giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Ông Nguyễn Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, Trung tâm đã triển khai nhiều mô hình trình diễn ở nhiều địa phương trên địa bàn TP, sau đó mời nông hộ đến thăm quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng. Phương pháp tuyên truyền này vừa trực quan, vừa sinh động, vừa gần gũi với nhà nông nên hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Điều đáng mừng là phần đa các mô hình đều được đánh giá cao và được nông dân hưởng ứng nhiệt tình, chẳng hạn như mô hình trồng thanh long ruột đỏ an toàn, nuôi cá tầm thương phẩm, chăn nuôi gà thả vườn, đồi theo hướng an toàn sinh học...
Tiếp tục hỗ trợ
Trong năm 2015, bên cạnh việc chuyển giao các mô hình sản xuất hiệu quả cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội sẽ tập trung vào các mô hình sản xuất giống, giúp nông dân chủ động nguồn giống chất lượng để mở rộng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và giảm phụ thuộc vào các giống nhập khẩu. Ngay trong vụ Xuân năm 2015, Trung tâm đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất. Hiện nay, khoai tây đang sinh trưởng và phát triển tốt. Sau mô hình điểm này, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, phối hợp với địa phương xây dựng các kho lạnh để bảo quản khoai tây giống cho các năm tiếp theo.
Song song với lĩnh vực trồng trọt, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết trong lĩnh vực chăn nuôi. Trước mắt, Trung tâm sẽ tập trung xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ trứng theo hướng VietGAP. Theo đó, lựa chọn một số cơ sở sản xuất có điều kiện, hỗ trợ chăn nuôi vịt áp dụng quy trình, kỹ thuật đạt chuẩn. Sau đó, liên kết với một số DN để đưa trứng vào các siêu thị, trung tâm thương mại và bếp ăn tập thể. Cùng với đó, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản chất lượng cao như gà Đông Tảo lai, vịt thịt thương phẩm an toàn sinh học, lợn nuôi trên nền đệm lót sinh học. Đồng thời, tiếp tục triển khai 2 đề án: Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp TP và Đề án sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 2012 - 2016.
Tuy nhiên, để công tác khuyến nông đạt hiệu quả, theo ông Nguyễn Hồng Anh, TP cần quan tâm xây dựng chính sách đặc thù cho lĩnh vực khuyến nông. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm triển khai các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, sản xuất hàng hóa theo chuỗi và ứng dụng công nghệ cao.
 
Chỉ tính riêng năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai 25 dạng mô hình, trong đó trồng trọt có 18 dạng, chăn nuôi 5 dạng, thủy sản 2 dạng, triển khai tại 21 quận, huyện, thị xã và trên 157 điểm trình diễn.
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay35,773
  • Tháng hiện tại903,284
  • Tổng lượt truy cập90,966,677
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây