Học tập đạo đức HCM

Đâu rồi những bức tường xanh?

Thứ hai - 04/04/2016 23:35
Lọt thỏm giữa hai dãy tường xây bưng bít và chật hẹp, tôi lại tham lam ao ước giá như làng quê mình vẫn còn giữ được những bức tường xanh dập dờn ong bướm và chim chóc!
1. Tôi còn nhớ như in, quê mình xưa kia, nhà cách nhà là những bức tường xanh mướt, có khi chỉ là một gốc cây, một hàng mía, một bờ chuối, một “cái dậu mồng tơi xanh rờn” như bức tranh thôn quê của nhà thơ Nguyễn Bính. Người quê tôi, làng trên xóm dưới sống với nhau chan hòa giữa chim muông, cây cỏ. Bức tường cây rào quanh mỗi ngôi nhà không chỉ để che chắn gió, bụi, đề phòng trộm cắp mà còn là địa điểm lý tưởng để trẻ con chúng tôi nhẩn nha, ríu rít chơi đùa những trưa trốn ngủ. Dường như đứa trẻ thôn quê nào khi đó cũng rất khoái với các kiểu tường cây ấy. Nào là ổi, táo, nào là sung, bàng... mùa nào thức nấy. Với tôi và đám bạn “trẻ trâu” của tôi thích nhất là những hàng xoan trước sân, ngoài ngõ, ven những con đường đất ngoằn nghèo. Nhớ tháng ba, mùa hoa xoan nở, tụi con gái hái những chùm hoa xoan kết làm vương miện, bó lại thành bó tròn như hoa cưới rồi chơi trò cô dâu chú rể. Những đứa khéo tay còn nhặt từng cánh hoa bé xíu, tỉ mẩn xâu vào sợi chỉ làm nên những chiếc vòng cổ, vòng đeo tay rất xinh. Có khi những bông xoan rụng lại được tụi con nít chúng tôi nhặt để chơi đồ hàng hay xếp thành đủ dạng hình thù ngộ nghĩnh. Tàn cuộc chơi, chúng tôi gom tất thảy cánh hoa rồi tung lên trời như những bông hoa tuyết.   Hết mùa hoa thì bước sang mùa quả. Tụi con gái xúm xít túm thành từng bó gồng gánh đi chợ bán. Cả một gánh nặng quả chỉ đổi lấy mấy cái lá tiền râm bụt, vậy mà vẫn vui, vẫn háo hức say mê. Tụi con trai tinh nghịch chặt lấy cái đốt hóp làm thành súng giắt quanh cạp quần, rồi đua nhau trèo lên cây hái những chùm quả xoan vặt ra từng quả một, nhét đầy các túi áo, túi quần làm đạn. Từng tốp chia đều quân chơi trận giả quanh nhà, quanh những đống rơm, trong các vòm cây. Tiếng súng hóp đẩy đạn nghe đom đóp, đèn đẹt rất vui tai. 2. Bức tranh quê yên bình, thơ mộng ấy giờ đã lùi sâu vào dĩ vãng! Quê bây giờ khác xưa nhiều lắm, bức tường bao đã chạy tới cả những nơi hẻo lánh, heo hút. Có những bức xây bằng đá, những bức khác thì được xây bằng gạch, bằng sò. Có bức chỉ cao ngang người, nhưng có bức lại vượt quá đầu người. Đa số các bức tường chỉ dừng lại ở việc xây thô, tuy nhiên có những bức được chủ nhà kỳ công làm rất công phu. Thậm chí có bức tường còn được chủ ưu ái ốp lát cả gạch hoa láng bóng. Nhiều khi lọt thỏm giữa hai dãy tường xây bưng bít, chật hẹp ấy, cảm giác thật xa lạ và lạnh lẽo, ngỡ như mình đang đặt chân ở một nơi nào đó không còn là quê nữa! Đành rằng lý do mà người quê tôi đưa ra không phải là không có lý. Họ cho rằng xây tường bao là để phân định rõ ràng ranh giới giữa nhà này nhà nọ, góp phần bảo vệ phần nội gia cư. Có cái tường kiên cố rồi con vịt, con gà cũng khó mà xổng ra ngoài chạy bới lung tung được nữa. Và như thế thì tránh được tiếng to tiếng nhỏ, mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa những người hàng xóm. Tuy nhiên có một thực tế không thể phủ nhận được đó là khi những bức tường xây kiên cố được định hình, vô hình chung tạo nên một sự ngăn cách giữa những người quê vốn chân chất bình dị, từng đã có thời chia nhau từng quả cà, bát canh. Họ sống khép mình trong nhiều lớp tường bao bọc, chỉ khi cần họ bước ra ranh giới của mình một cách e dè, thận trọng. Cứ nhìn vào những bức tường cao, thấp nối tiếp nhau chạy dài trước mặt, găm tua tủa những mảnh vỡ sứ sành, chai lọ và chằng chịt dây thép gai. Nhìn những đứa trẻ chỉ biết loanh quanh trong nhà, ngoài sân, mải mê đắm chìm trong những bộ phim hoạt hình hay những trò chơi điện tử, bỗng nhận ra tuổi thơ của mình may mắn và giàu có biết bao. Lúc ấy tôi ao ước, giá như làng quê mình vẫn còn giữ được những bức tường cây xanh, dập dờn ong bướm và chim chóc thì hay biết mấy. Sự hiện diện của những bức tường xây đồng nghĩa với việc những bức tường rào cây xanh không còn nữa. Khí hậu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt, mùa hè thì nóng như đổ lửa, mùa lạnh thì rét thấu xương. Rồi lũ lụt, hạn hán kéo theo mất mùa, thất bát hoành hành mỗi làng quê. Suy cho cùng nguyên do cũng là vì môi trường biến đổi, mất cân bằng sinh thái, việc trồng mới cây xanh không bù lại được với lượng cây bị chặt bỏ. Đâu rồi những hàng râm bụt xanh mướt thắp những chiếc “đèn lồng” hoa đỏ chót? Đâu rồi những hàng cau, hàng dừa thanh thoát chạy thẳng tắp trước mỗi ngôi nhà? Những hàng chuối sinh sôi mau mắn, rậm rạp ken dày sau chái bếp? Những hàng xoan bung nở mỗi dịp tháng ba, bồng bềnh sắc tím? Những bức tường đã dịu lại hồn ta sau những vất vả, bộn bề của cuộc sống? Bức tường rào xanh ấy có chăng giờ chỉ còn lại trong ký ức của những con người từng một thời gắn bó với quê!
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại831,980
  • Tổng lượt truy cập90,895,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây