Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm công bố theo quy định và khen thưởng theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".
Đến nay, huyện Long Thành có 11/13 xã (đạt 84,6%) đã được UBND tỉnh Đồng Nai chính thức công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã: An Phước, Tam An, Long Đức, Lộc An, Bình Sơn, Bình An, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Phước Thái, Bàu Cạn.
Huyện Long Thành đã đẩy mạnh công tác chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các giống mới, chuyển đổi cây trồng và từng bước hình thành và phát triển 22 vùng sản xuất tập trung trên địa bàn của 9 xã, với 6 đối tượng cây trồng là lúa, bắp, mỳ, rau, sầu riêng và điều với tổng diện tích là 6.421ha. Giá trị bình quân thu nhập 1 ha/năm đạt 122 triệu đồng, tăng 57,6 triệu đồng/ha so với năm 2010.
Trên địa bàn huyện Long Thành có nhiều khu công nghiệp, nên người dân nông thôn vừa kết hợp tham gia lao động tại các nhà máy, xí nghiệp, vừa kết hợp làm nông nghiệp, do đó thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên, đến nay ước đạt 50,73 triệu đồng/người/năm, trong đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40,6 triệu đồng/người/năm, vượt 6,6 triệu đồng so với yêu cầu tiêu chí và tăng 206% sới với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 0,16%.
Huyện Nhơn Trạch có 10/12 xã (đạt 83,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã: Long Thọ, Phước An, Phước Khánh, Long Tân, Hiệp Phước, Phước Thiền, Phú Hữu, Phú Đông, Đại Phước và Phú Hội.
Về phát triển sản xuất, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng nông nghiệp đô thị và mang tính sản xuất hàng hóa, nhằm tăng giá trị gia tăng và năng suất sản phẩm, bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp là 115,3 triệu đồng, tăng 86% so năm 2011 (tương đương 53,3 triệu đồng). Đặc biệt, có một số diện tích cây trồng có giá trị cho thu nhập từ 300 triệu đồng đến 1tỷ đồng/ha/năm như hoa lan, trồng dưa lưới trong nhà màng...
Việc huy động nguồn vốn góp của dân đều trên tinh thần tự nguyện, người dân tự bàn bạc số tiền cụ thể từng hộ đóng góp. Bên cạnh đó, huyện, xã tích cực vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đóng góp đầu tư các công trình giao thông nông thôn. Nhờ đó, việc huy động đóng góp của người dân trên địa bàn huyện thời gian qua không có tình trạng quá sức dân.
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gần 110 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 22,89%, vốn xã hội hóa chiếm tỷ trọng 77,11%, nhất là phần đóng góp của doanh nghiệp là khá lớn (chiếm 17,7%, so với cả nước chỉ dưới 5%).
Theo Hoàng Diên/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã