Ông đánh giá tiềm năng đầu tư tại thị trường nông nghiệp Việt Nam như thế nào?
Ông Jesus Madrazo: Cơ hội đầu tư phụ thuộc vào chính sách của môi trường đầu tư đó. Chúng tôi đánh giá hiện Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến nông nghiệp và chú trọng vào việc đổi mới thông qua chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp. Chính sách cụ thể nhất để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia thị trường nông nghiệp Việt Nam hiện nay là việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Thực tế, tại các nước như Brazil, Argentina, Philippines khi có chính sách về sử dụng cây trồng biến đổi gene (BĐG) thì Monsanto đã lập tức đầu tư các cơ sở nghiên cứu và các điều kiện về canh tác của các giống cây trồng BĐG. Như vậy không chỉ giúp nông dân cải thiện đời sống mà giúp cho việc phát triển nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các quốc gia đó được nhiều nhà đầu tư như Monsanto chú trọng và đưa các nguồn lực vào các nước đó.
Ông có nhắc đến việc sử dụng giống cây trồng BĐG. Liệu đây có phải mục tiêu chính của Monsanto khi tham gia vào thị trường nông nghiệp Việt Nam?
Ông Jesus Madrazo: Chúng tôi tin rằng các hình thức nông nghiệp đều quan trọng nên chúng tôi không chỉ chú ý vào công nghệ chuyển gene mà cả nông nghiệp truyền thống. Điều cuối cùng Monsanto muốn hướng tới là gói giải pháp để nông dân có thể tăng năng suất.
Tuy nhiên, cây trồng BĐG cũng là một trong những công nghệ mà Monsanto mang đến cho sự lựa chọn của người nông dân. Cây trồng BĐG đã được chứng minh là giảm lượng nước sử dụng, bảo vệ lớp đất trồng và phát huy được cao nhất chất lượng hạt giống.
Những công nghệ như chuyển gene và các gói công nghệ khác mà Monsanto mang tới giúp người nông dân có thể tiết kiệm sức lao động, hiệu quả cao hơn, thân thiện với môi trường và tạo ra thức ăn giá rẻ và đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới
Thực tế hiện nay không chỉ người dân mà cả nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại về công nghệ chuyển gene, đặc biệt là lo lắng về vấn đề sức khỏe. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Jesus Madrazo: Tôi khẳng định rằng, nếu lo lắng về tác động đến sức khỏe khi sử dụng cây trồng BĐG thì chỉ là vấn đề tâm lý chứ chưa có cơ sở khoa học. Thực tế, cây trồng BĐG đã được nhiều tổ chức uy tín nhất trên thế giới đánh giá là an toàn, thậm chí an toàn hơn các giống cây trồng hiện tại. Tôi nói an toàn hơn bởi vì cây trồng BĐG sử dụng rất ít thuốc trừ sâu, vì vậy sẽ giúp đảm bảo và nâng cao sức khỏe hơn.
Cho đến nay đã có đến hàng nghìn tỷ bữa ăn được phục vụ bằng nguyên liệu là cây trồng BĐG và chứng tỏ an toàn cho sức khỏe.
Ông Jesus Madrazo, Phó TGĐ Tập đoàn Monsanto. Ảnh:VGP/Đỗ Hương |
Một ví dụ điển hình là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình chuyển đổi từ lúa sang ngô, ngoài việc Monsanto giúp nông dân có thể sản xuất cây ngô năng suất cao hơn, hạt ngô có chất lượng tốt hơn đáp ứng đúng với yêu cầu thị trường thì chúng tôi còn giúp gắn kết với chuỗi sản xuất. Chuỗi sản xuất này bao gồm người mua hạt thương phẩm hay các công ty về thức ăn chăn nuôi để giúp nông dân tham gia vào chuỗi giá trị, giúp họ chủ động sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn, chất lượng tốt hơn.
Một hình thức hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp đang được ngành nông nghiệp thử nghiệm là hình thức hợp tác công-tư (PPP). Monsanto có tham gia vào mô hình này không?
Ông Jesus Madrazo: Hiện nay Monsanto đang là thành viên trong nhóm làm việc chính về hợp tác PPP trong nông nghiệp và hiện có một dự án PPP ở quy mô bước đầu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô.
Trong dự án này, Monsanto cung cấp hạt giống chất lượng cao; giúp đào tạo nông dân tiếp cận kiến thức chuyển đổi; làm việc với Chính phủ và các bên liên quan chủ động giúp nông dân gắn kết với với các đơn vị thu mua. Hiện Monsanto đã tiếp cận được 5.000 nông dân trong dự án trên và giúp họ có thêm lợi nhuận 1 triệu USD so với trồng lúa trước đây trong vụ thử nghiệm đầu tiên và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Đỗ Hương (thực hiện)
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã