Học tập đạo đức HCM

Đồng nai: Xuân Lộc - Điểm sáng thực hiện công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thứ bảy - 08/09/2018 22:04
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã có nhiều chính sách nhằm quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) có 24 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, Dao, Ê đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ ho, Sán Dìu, Hrê, Ra Glai, Thổ, Xtiêng, Mạ, Chơ Ro, Chu Ru, Lào, La Chí, Mảng. Tổng số hộ DTTS là 4.212, với 20.113 khẩu, chiếm 8,03% dân số toàn huyện; đa số bà con sống tập trung ở 23 ấp và 06 làng dân tộc.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Xuân Lộc đã có nhiều chính sách nhằm quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Đến nay, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đang khởi sắc từng ngày, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố bền chặt.

Phát huy vai trò của người uy tín trong cộng đồng dân tộc

Trên địa bàn xã Xuân Lộc có 27 người trong cộng đồng dân tộc thiểu số có uy tín. Bằng uy tín và trách nhiệm, đội ngũ người có uy tín tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ đã chung tay góp sức với địa phương thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo bằng cách vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng sửa chữa nhà ở, sửa chữa đường giao thông nông thôn và nhiều phần quà có giá trị hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc khó khăn. Tổng kinh phí vận động trên 300 triệu đồng, bao gồm tiền, hiện vật.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Xuân Lộc cho biết: Trong thời gian qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội, thực sự là “chỗ dựa” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư.

Hội nghị tuyên truyền phổ biến chính sách, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức tại ấp Tân Hưng (xã Xuân Thành)

Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc

 
 

Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được địa phương quan tâm tổ chức thực hiện. Trong năm 2018 huyện Xuân Lộc đã đầu tư bằng nguồn ngân sách huyện, xây dựng 03 nhà văn hóa dân tộc, trong đó có 2 nhà dân tộc Chơro và 01 nhà dân tộc Làng Chăm; trang bị 02 bộ cồng, chiêng cho đồng bào làng dân tộc Chơ ro; tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng Thánh đường Hồi giáo tại làng dân tộc Chăm.

Quan tâm tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc thiểu số tổ chức lễ hội truyền thống của đồng bào mình như: Lễ dựng cây Nêu của đồng bào Chơ ro ấp Bình Hòa (xã Xuân Phú); Lễ cúng Yang của đồng bào Chơ ro ấp Trung Sơn; lễ Tả Tài Phán của người Hoa; Lễ kỷ niệm thường niên ngày thỉnh kim thân quan thế âm về an vị tại miếu của người Hoa (xã Lang Minh); Lễ Ramadan của người Chăm theo đạo Hồi.

Các lễ hội của đồng bào diễn ra trong không khí vui tươi, an toàn, phản ánh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của từng dân tộc. Đại diện chính quyền các cấp đã thăm hỏi, động viên đồng bào dân tộc thiểu số nhân các dịp lễ, tết truyền thống.

Thực hiện tốt Chương trình 134 và 135 của Chính phủ

Huyện tập trung triển khai hiệu quả chương trình, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc như: chương trình nước sạch, đường giao thông nông thôn, điện thắp sáng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo báo cáo của phòng Dân tộc huyện, kinh phí giải ngân chương trình 134 là  3.208,9 triệu đồng. Chương trình 135-giai đoạn 2 là 10.762 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND huyện triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi cho đồng bào dân tộc" với tổng kinh phí 689 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu cho 32 hộ đồng bào dân tộc với kinh phí khoảng 300 triệu đồng; hỗ trợ 84 triệu đồng cho 14 hộ đồng bào DTTS tham gia dự án LipSap.

Theo Minh Nguyên/infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm457
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại802,882
  • Tổng lượt truy cập90,866,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây