Đã có chuyển biến
Báo cáo của Bộ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy, nước ta đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản có công suất thiết kế chế biến trên 100 triệu tấn nguyên liệu/năm, có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn xuất khẩu. Một số ngành hàng và sản phẩm có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như chế biến hạt điều, lúa gạo, tôm, cá tra, rau quả... cơ giới hóa nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, số lượng và chủng loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, mức độ cơ giới hóa một số khâu trong nông nghiệp đã đạt tỷ lệ cao. Đặc biệt, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp các tỉnh, thành phía Nam, nhất là vùng ĐBSCL phát triển nhanh và cao hơn so các vùng trong cả nước.
Mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phải đạt trình độ công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến trở lên, trong đó một số ngành hàng mũi nhọn đạt hàng đầu khu vực và thế giới, sản phẩm đạt yêu cầu thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực sản xuất nguyên liệu.
Đối với từng lĩnh vực cụ thể, có thể thấy có sự chuyển biến nhất định; đối với ngành hàng thủy sản, sản lượng sản xuất cả nước đạt 7 triệu tấn vào năm 2017, nhưng chế biến chỉ đạt 4,5 triệu tấn. Tôm là một trong những đối tượng chủ lực phát triển của ngành thủy sản nên đây cũng là đối tượng ghi nhận đạt nhiều thành tựu cả về sản xuất và chế biến, mang lại giá trị kinh tế cao. Ngành công nghiệp chế biến tôm Việt Nam đã được hình thành từ nhiều năm nay với nhiều kinh nghiệm, lợi thế. Hiện, Việt Nam có gần 100 nhà máy chế biến tôm với công suất trung bình khoảng 500.000 - 700.000 tấn/năm và có thể mở rộng quy mô gấp đôi trong thời gian ngắn. Đồng thời, Việt Nam có nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn đáp ứng nhu cầu các hệ thống phân phối lớn như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương… với trình độ chế biến hàng tinh chế thuộc ngưỡng cao trên thế giới. Sản phẩm tôm chế biến nhập khẩu vào một số thị trường hiện có mức thuế khá cao, trong khi Việt Nam lại đang được hưởng ưu đãi về thuế. Đặc biệt, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sắp ký kết, nhất là FTA với EU, khi có hiệu lực thì thuế suất của mặt hàng này sẽ càng giảm thấp. Điều này đã góp phần thúc đẩy các đối tác “đổ xô” vào mua tôm giá trị gia tăng của Việt Nam.
Nhiều trở ngại
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5 - 7% đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại... Tuy nhiên, công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình của thế giới, dù vẫn có một số ngành hàng có công nghệ chế biến hiện đại như lúa gạo, điều, tôm, cá.
Hạn chế của công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản còn là ở khâu vận hành chuỗi liên kết sản xuất, khâu sản xuất Việt Nam đã đảm bảo nhưng việc tiêu thụ và chất lượng sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, khi yếu tố thị trường vẫn có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Công nghiệp chế biến phải phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản để tăng giá trị và đạt kết quả tốt nhất
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, đối với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đến năm 2030 phải đạt mục tiêu có điều kiện sản xuất và trình độ công nghệ đạt trung bình tiên tiến trở lên, trong đó, một số ngành hàng đạt trình độ hàng đầu khu vực và thế giới; sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao; đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm... Đối với lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp khu vực phía Nam, mục tiêu đến năm 2030 cần đẩy mạnh tiến độ cơ giới hóa phù hợp điều kiện từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, nhất là những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung bằng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giảm tổn thất trong nông nghiệp, vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động vừa nâng cao thu nhập cho nông dân.
>> Đánh giá năng lực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trong nước, nhiều ý kiến cho rằng lĩnh vực này chỉ đạt mức trung bình của thế giới, không theo kịp sản lượng sản xuất trong nước. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã