TP Hồ Chí Minh hiện có 5,7% số hộ dân làm nông nghiệp, nhưng lao động thật sự sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,7% dân số, đóng góp 0,8% GRDP. Trong 115 nghìn ha đất nông nghiệp, diện tích rừng và đất rừng phòng hộ chiếm 75 nghìn ha. Đến nay, giá trị sản xuất đất nông nghiệp là hơn 450 triệu đồng/ha (bình quân cả nước gần 100 triệu đồng/ha/năm), thu nhập bình quân đầu người ở vùng nông thôn mỗi năm đạt khoảng 50 triệu đồng. Kết quả đạt được sau gần ba năm thực hiện Bộ tiêu chí về NTM đặc thù vùng nông thôn tuy có khởi sắc, góp phần tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ và khuyến khích chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị; chính sách phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, các chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực… nhưng nhìn chung vẫn chưa được như kỳ vọng. Nông nghiệp của thành phố phát triển chưa thật sự bền vững, sức cạnh tranh còn thấp, chưa xứng với tiềm năng khoa học công nghệ và các nguồn lực của thành phố; giá cả và liên kết tiêu thụ nông sản chưa ổn định; công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chỉ đạt được một số kết quả bước đầu, chưa bảo đảm yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn còn chênh lệch khá xa với khu vực đô thị… Theo lộ trình Bộ tiêu chí này, đến năm 2018 có 30 xã đạt chuẩn NTM để hướng đến năm 2020 hoàn thành xây dựng NTM ở năm huyện ngoại thành, tuy nhiên, thống kê cho thấy đến nay chưa có xã nào hoàn thành đủ tất cả 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí về NTM đặc thù vùng nông thôn TP Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy, còn nhiều tồn tại sau gần ba năm triển khai thực hiện, nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ với quyết tâm cao và các giải pháp thực hiện thì thành phố không thể hoàn thành Chương trình xây dựng NTM vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội 10 Đảng bộ thành phố đã đề ra. Hàng loạt nguyên nhân được nêu ra, đó là: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn nặng nề về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa tập trung chỉ đạo đúng mức nhiệm vụ phát triển sản xuất; một bộ phận cán bộ và người dân còn có tư tưởng ỷ lại vào nguồn lực nhà nước. Để xây dựng NTM thành công, cần phân tích nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu để thực hiện hiệu quả; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và quyết tâm chính trị. Bên cạnh đó, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khơi dậy sự sáng tạo, tích cực, chủ động của nông dân để triển khai thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại, bền vững, có năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao gắn với đặc thù nông nghiệp của một đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Xây dựng NTM là một tiến trình, đòi hỏi tính liên tục với sự nâng chất không ngừng các tiêu chí và phải có thời gian, nếu không nỗ lực cao độ thì việc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở TP Hồ Chí Minh khó mà đạt được với mục tiêu ban đầu đề ra. |
THEO DUY KHÁNH/bâonhân dân.com.vn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã