Nguồn vốn đầu tư này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế xã, nhà ở dân cư (Chương trình 167), nước sạch nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền vận động,... Qua đó đã góp phần thay đổi được bộ mặt nông thôn, cải thiện cuộc sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
* Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 14,13%, trong đó: Khu vực I tăng 4,01%; khu vực II tăng 17,14%; khu vực III tăng 10,19%. Về cơ cấu kinh tế: khu vực I: 30,1%; khu vực II: 32,18%; khu vực III: 37,72%. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng 18,86% so cùng kỳ, trong đó khu vực I tăng 6,71%, khu vực II tăng 21,75%, khu vực III tăng 22,9%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 23,64 triệu đồng, tăng 20,27% so năm 2011.
* Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Hậu Giang năm 2012 (giá so sánh năm 1994) là 4.803 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp là 4.250 tỷ đồng (trồng trọt: 3.568 tỷ đồng, chăn nuôi: 413 tỷ đồng, dịch vụ: 269 tỷ đồng), thủy sản: 520 tỷ đồng, lâm nghiệp: 33 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế ngành: Nông nghiệp chiếm 88,74%, lâm nghiệp 0,67%, thủy sản 10,59%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 80,5% (cây hằng năm 80,7%; cây lâu năm, cây ăn trái 19,3%); chăn nuôi chiếm 12,8% (gia súc 75,5%; gia cầm 24,5%); dịch vụ chiếm 6,7%.
* Giai đoạn 2009-2013, Hậu Giang xây dựng mới được 1.853 km/4.977 km đường giao thông nông thôn bằng nhựa và bê-tông, duy tu, sửa chữa 1.628.322 m2, xây dựng được 1.530 cây cầu với tổng chiều dài 30.812 m, tổng kinh phí thực hiện hơn: 1.219 tỷ đồng, trong đó: vốn Nhà nước chiếm 56,6%; dân góp chiếm 43,4%. Hiện nay, toàn tỉnh có 71/74 xã, phường, thị trấn có đường ô-tô về đến trung tâm, đạt 96% (ba xã còn lại do mới chia tách); 100% ấp, khu vực có đường (nhựa, bê-tông) xe hai bánh đi lại được cả trong mùa mưa. Tuy nhiên, tỉnh cũng còn 11 tuyến đường về trung tâm xã cần được đầu tư sửa chữa, do được đầu tư từ những năm 1990 với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay đã xuống cấp.
* Hậu Giang hiện có 70 chợ, trong đó, có sáu chợ loại I; bảy chợ loại II; 57 chợ loại III và chợ tạm. Ðến nay, số xã có chợ theo quy hoạch đạt chuẩn là 20/54 xã. Nhìn chung, việc phát triển, nâng cấp, sửa chữa chợ thời gian qua thực hiện khá tốt, góp phần rất lớn trong việc phân phối và tiêu thụ hàng hóa cho người dân. Tuy nhiên, chợ tạm và chợ loại III vẫn còn nhiều, số xã có chợ đạt chuẩn vẫn còn ít. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, xây dựng chợ ở một số xã xây dựng nông thôn mới thời gian qua có chỗ chưa hợp lý, cần khắc phục...
PV
Nguồn nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã