Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao

Thứ bảy - 21/09/2013 03:53
Sáng 16/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng, sáng 16/9. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Lâm Đồng đã phát huy được lợi thế về khí hậu, đất đai để áp dụng và đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành hướng đi mũi nhọn của tỉnh trong phát triển kinh tế-xã hội, nhất là xoá đói giảm nghèo đối với người dân làm nông nghiệp và làm giàu đối với các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển lĩnh vực này. 

Theo đó, 8 tháng năm 2013, nông nghiệp của Lâm Đồng đạt mức tăng trưởng cao nhất và bền vững, đạt 9,3% với giá trị sản xuất đạt 3.766 tỷ đồng. Tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về khí hậu và triệt để áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp nên giá trị của ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang trở thành hình mẫu cho nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, chương trình nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Đến ngày 30/8/2013, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đạt hơn 34.985 ha (rau 8.041 ha, hoa 2.415 ha, đậu các loại 3.846 ha, chè chất lượng cao 2.485 ha, cà phê 14.835 ha…).

Lâm Đồng hiện có trên 50 cơ sở nhân giống bằng công nghệ invitro, quy mô sản xuất khoảng 30 triệu cây giống cấy mô các loại. Hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, năng suất, sản lượng và giá cả tăng (rau đạt trên 400 triệu đồng/ha, hoa đạt 800-1 tỷ đồng/ha, chè đạt 200-250 triệu đồng/ha). 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho rằng Lâm Đồng nên đưa thêm cây ăn quả vào đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỉnh cần áp dụng việc chọn và tạo giống tốt nhất cho cây cà phê và cây chè vì Lâm Đồng có diện tích chè lớn nhất cả nước với hơn 24.000 ha, trong đó nhiều diện tích chè có giá trị đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với các tỉnh trồng chè ở phía Bắc.

Từ nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Lâm Đồng đã triển khai xây dựng nông thôn mới với nhiều mô hình và cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt đã có nhiều xã ở Lâm Đồng trong năm qua đạt thêm từ 3-4 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đáng kể là các mô hình về dân vận khéo để huy động sức dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, mô hình “Vùng chuyên canh nông sản đặc trưng”, mô hình “Cánh đồng mẫu” như HTX Anh Đào chỉ có 17 xã viên góp vốn nhưng có thu nhập mỗi năm hàng trăm tỷ đồng... Trên cơ sở đó, có 2 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 15 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 19 xã đạt từ 10-13 tiêu chí.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của Lâm Đồng là 6,3% (cả nước là trên 9%), huyện nghèo Đam Rông đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo so với các huyện nghèo trong cả nước của Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện đặc biệt khó khăn trong cả nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, Lâm Đồng cần tham gia vào liên kết vùng và chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp mà tỉnh đang có lợi thế hiện nay.

Trên cơ sở xác định tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao với việc xác định mục tiêu, chiến lược cụ thể để phát triển lĩnh vực này.

Theo hướng này, Lâm Đông xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, cây đặc sản giai đoạn 2011-2015, trong đó quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau, hoa, cây đặc sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là đối với cây chè, cà phê, lúa, nuôi cá nước lạnh...

Bước đầu, hiệu quả của Nghị quyết đã tạo chuyển biến rõ rệt trên thực tế, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc trên địa bàn.

* Cũng trong buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo về tiến độ xây dựng Đề án cơ chế đặc thù đối với thành phố Đà Lạt và cho ý kiến đối với các kiến nghị, đề xuất của tỉnh về Đề án này.

Lê Sơn
Nguồn baodientu.chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm435
  • Hôm nay57,173
  • Tháng hiện tại762,286
  • Tổng lượt truy cập90,825,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây