Trường Tiểu học Nam Bình được đầu tư xây dựng phục vụ tốt công tác dạy và học. |
Cả xã Nam Bình giờ như một công trường: công nhân các đơn vị khẩn trương hoàn thành các công trình phúc lợi công cộng; người dân các thôn tập trung máy móc, nhân lực bê tông hóa các tuyến đường thôn, ngõ xóm, đường giao thông nội đồng.
Ông Ngô Văn Hoành ở thôn Trung Kiên cho biết: Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, địa phương đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của nông dân. Bây giờ được tỉnh hỗ trợ xi măng, nhân dân tập trung cứng hóa bề mặt đường giao thông nội đồng. Việc đi lại, vận chuyển nông sản, vật tư và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, không còn vất vả như trước nữa. Xác định xây dựng NTM không chỉ là đầu tư cơ sở hạ tầng nên sau dồn điền đổi thửa, Nam Bình quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào luân canh 3 - 4 vụ/năm; chuyển đổi vùng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng màu, nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao.
Anh Phạm Văn Hạnh ở thôn Trung Kiên chia sẻ: Với diện tích 7 sào, trước kia ruộng đất của gia đình úng trũng, cấy lúa năng suất thấp nên tôi đã cải tạo, đào ao nuôi cá kết hợp với nuôi vịt, ngan, mỗi năm thu về hơn 80 triệu đồng.
Ông Lại Văn Trai, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong xây dựng NTM, Nam Bình thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc quy hoạch tổng thể NTM, chọn việc gì làm trước, việc gì làm sau, nguồn lực đầu tư lấy từ đâu đều được đưa ra lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên tinh thần dân chủ, không gò ép, áp đặt. Đảng ủy xã đã phân công cán bộ trong cấp ủy trực tiếp tham dự các cuộc họp với các thôn, cùng với cán bộ thôn tuyên truyền, giải thích những gì bà con chưa hiểu và vận động nhân dân thông suốt các quan điểm, nắm được chủ trương và mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM của địa phương, từ đó đã tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, trên tinh thần dân chủ và phát huy tối đa sức dân để chăm lo cho dân, từ năm 2011 đến nay, Nam Bình đã từng bước hoàn thiện các tiêu chí NTM. Trong đó, các tiêu chí khó và cần nhiều nguồn lực như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa… cũng sớm hoàn thành với tổng kinh phí đầu tư hơn 28,6 tỷ đồng. Ngoài kinh phí hỗ trợ của tỉnh, huyện và nguồn ngân sách xã, nhân dân Nam Bình đã đóng góp, ủng hộ hàng vạn ngày công lao động, hiến hàng nghìn mét vuông đất và hơn 4,9 tỷ đồng. Nhờ sự đồng thuận của nhân dân nên quá trình xây dựng NTM của Nam Bình làm đến đâu chắc đến đó, hạn chế nợ công xây dựng cơ bản, chất lượng các công trình bảo đảm, không để xảy ra khiếu kiện. Không chỉ tích cực góp công, góp của xây dựng NTM, thời gian qua người dân Nam Bình còn chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân Nam Bình đang sôi nổi thực hiện phong trào thi đua không chỉ để về đích NTM trong năm 2016 mà còn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Khắc Duẩn/baothaibinh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã