Học tập đạo đức HCM

Nâng cao chất lượng nước và vệ sinh nông thôn

Thứ ba - 28/04/2015 06:11
Trong những năm qua, việc cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh cho người dân nông thôn đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể.
Cuối tuần qua, tại xã Liêm Tuyền, TP Phủ Lý (Hà Nam), Trung tâm Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ NN- PTNT) phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức lễ phát động Tuần lễ Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường 2015.
Tuần lễ với chủ đề “Nâng cao chất lượng nước và vệ sinh nông thôn”. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong những năm qua, việc cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh cho người dân nông thôn đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể.
Đến cuối năm 2014, có khoảng 84,5% người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 42% người dân được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế; 63% số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 91% các trường học và 93% trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Tại một số vùng nông thôn, điều kiện vệ sinh làng xã cũng như chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh dần được cải thiện. Kết quả này góp phần nâng cao sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn, đồng thời góp phần xây dựng NTM hiện đại văn minh.
Tuy nhiên, một số nơi của các huyện vùng cao, miền núi vẫn còn khó khăn, chưa tiếp cận được với việc tuyên truyền về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Đối với các công trình cấp nước tập trung, nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ tối đa 90% đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới; 60% đối với xã đồng bằng và 75% đối với xã nông thôn khác.
Việc xây dựng các mô hình nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (gồm cả biogas), Nhà nước hỗ trợ 70% đối với hộ nghèo, gia đình chính sách; 35% đối với hộ cận nghèo, các hộ gia đình khác được dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo quy định.
Hà Nam là 1 trong 8 tỉnh tiếp nhận hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) theo phương thức mới. Chương trình nhằm nêu cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và cả cộng đồng tham gia tích cực trong việc quản lý sử dụng công trình đảm bảo hiệu quả bền vững.
Đồng thời thúc đẩy việc xã hội hóa chương trình để  thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế nhất là khu vực tư nhân.
Ông Vũ Đại Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, cho biết, Hà Nam có hơn 50 nhà máy cấp nước tập trung, hàng chục nghìn giếng khoan, giếng đào các loại, hơn 128.000 bể chứa nước mưa.

 
14-31-52_1
Cắt băng khánh thành nhà máy nước sạch Liêm Tuyền

Từ năm 2011, Hà Nam đã đầu tư xây mới và nâng cấp 22 công trình cấp nước sạch nông thôn. Hết năm 2014, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 85,19%, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn Bộ Y tế trên 39%.
Nhà máy nước sạch Liêm Tuyền mới được khánh thành có công suất 4.500m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp nước sạch cho hơn 12.700 người dân hai xã Liêm Tuyền và Liêm Tiết.
Đây là dự án thuộc Hợp phần Cấp nước - Chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường dựa trên kết quả do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, chia sẻ, nước và môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của sự sống trên Trái đất, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người.
Nước cần được nhìn nhận không chỉ ở khía cạnh là một nguồn tài nguyên quý giá mà còn là chìa khóa đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
“Hội đã xây dựng được các mô hình điểm về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường để tuyên truyền, nhân rộng mô hình. Tổ chức Hội Nông dân thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên nông dân; tham gia xây dựng các chính sách bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn”, ông Lượng đánh giá.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm365
  • Hôm nay44,877
  • Tháng hiện tại749,990
  • Tổng lượt truy cập90,813,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây