Theo số liệu của Tổng cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện tại Việt Nam có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi với 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, chăn nuôi lợn có khoảng 4 triệu hộ, chăn nuôi gia cầm khoảng 8 triệu hộ với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc.
Đáng chú trong tổng số các trang trại, hộ chăn nuôi nói trên mới có đến 40% chất thải không qua xử lý thải ra môi trường; 60% còn lại được xử lý, song phần lớn nước thải xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép.
Từ thực trạng này, đại diện lãnh đạo một số địa phương cho hay, phần lớn các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ không có đủ điều kiện về tài chính để thực hiện đầu tư, vận hành các công trình xử lý chất thải đạt quy chuẩn về môi trường. Trong khi đó, ngân sách nhà nước của địa phương hầu hết hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Vì vậy, lãnh đạo các địa phương đề nghị, Quốc hội, Chính phủ sớm có các cơ chế, chính sách để “đặt hàng” các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến về xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với từng quy mô chăn nuôi. Đặc biệt, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, chế biến chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ để phục vụ phát triển nông nghiệp sạch.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo: Hiện tại Chính phủ giao cho Bộ - xây dựng dự án luật chăn nuôi và trồng trọt để trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu trong kỳ họp tới vào tháng 5/201.
Còn đại diện Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho biết, trong phiên họp Thường vụ vào tháng 4/2018 Ủy ban Thường vụ dự kiến tổ chức phiên giải trình về vấn đề liên quan đến chất thải trong nông nghiệp, trong đó có chất thải chăn nuôi.
Và chắc chắn các cơ quan quản lý Nhà nước và hoạch định chính sách sẽ đưa ra những giải pháp tháo gỡ hiệu quả chất thải chăn nuôi để vừa bảo vệ tốt môi trường, vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Được biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bộ mặt nông thôn và đời sống của người nông dân đang ngày được cải thiện. Tuy nhiên, chưa hẳn là vấn đề đói, nghèo mà một trọng những vấn đề của các làng quê hiện nay đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi sinh.
Rác thải không có nơi xử lý, nguồn nước sông hồ, nước ngọt bị ô nhiễm bởi chất thải… đây chính là những nguyên nhân khiến căn bệnh ung thư ngày một nhiều. Bởi thế, muốn giải quyết bài toán tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) gắn với nâng cao chất lượng sống và bảo vệ sức khỏe nhân dân không còn cách nào khác phải có những cơ chế, chính sách, biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất.
N. Doăng - H.Phạm/laodongthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã