Đoàn viên, thanh niên huyện Hưng Hà tham gia thắp điện chiếu sáng.
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự nỗ lực, cố gắng này, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tuyền, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà.
Ông có thể nêu những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Chương trình MTQG XDNTM trên địa bàn huyện?
Sau 5 năm, Hưng Hà đạt được thành tựu lớn nhất là thay đổi nhận thức và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng làng xã và với chính bản thân người dân nông thôn. Từ quan niệm ban đầu còn bảo thủ, ỷ lại, cho rằng XDNTM là của các cấp ủy Đảng, chính quyền chứ không phải của người dân, nguồn vốn là do Nhà nước cung cấp…, đến nay người dân đã xác định rõ vai trò chủ thể và kết quả XDNTM là phục vụ cho chính họ.
Cụ thể, hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa và các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng và nâng cấp. Tính đến hết năm 2015, các địa phương trên địa bàn huyện đã xây dựng được trên 1.700km đường giao thông đạt chuẩn. Cải tạo, nâng cấp, tu sửa và xây mới hàng trăm công trình thủy lợi, xây dựng được 190,400km kênh cấp I (loại 3) phục vụ sản xuất và đời sống. Xây mới 45 trạm biến áp, 96km đường dây trung áp và hạ áp; nâng cấp, cải tạo 13 trạm biến áp và 160km đường dây, đảm bảo cho 100% số hộ được sử dụng điện an toàn. Toàn huyện đã có 872 phòng học được cải tạo, nâng cấp và xây mới; 180 nhà văn hóa xã, thôn và 218 sân thể thao xã, thôn được nâng cấp, xây dựng...
Những khó khăn khi triển khai thực hiện XDNTM và giải pháp tháo gỡ của địa phương là gì, thưa ông?
Thời gian đầu khi triển khai thực hiện chương trình, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chưa sâu sắc về chủ trương, ý nghĩa, tầm quan trọng của XDNTM. Vẫn còn những hoài nghi về hiệu quả và lợi ích mà chương trình mang lại, chính vì vậy, việc chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ XDNTM ở một số xã chưa có quyết tâm cao, còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, điều kiện về đất đai, tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp manh mún. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều xã xuất phát điểm thấp…, bình quân toàn huyện năm 2010 mới đạt 5/19 tiêu chí.
Trước thực tế khó khăn đó, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp như: Tập trung tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức và hành động của nhân dân trong XDNTM, đặc biệt là việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy và phát huy niềm tự hào, ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong lao động và sinh hoạt đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đồng thời, Hưng Hà tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tại vùng sản xuất tập trung, các địa phương phải đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị, tiềm năng - năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất. Một số xã đã có mô hình liên kết sản xuất cung ứng giống, vốn, bao tiêu sản phẩm như Điệp Nông, Dân Chủ, Hồng An, Độc Lập, Hồng Minh…
Chú trọng phát triển công nghiệp - TTCN, nghề và làng nghề. Duy trì, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, phát triển nghề mới theo nhu cầu thị trường. Huy động mọi nguồn lực, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Xin chân thành cảm ơn ông!
|
Theo: Đức Sơn/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã