Ảnh minh họa |
Đề án trên được xây dựng trên địa bàn 29 xã với tổng diện tích tự nhiên là 338.021,9 ha, thuộc 4 huyện của tỉnh Điện Biên, cụ thể, huyện Điện Biên (12 xã), huyện Mường Chà (3 xã), huyện Nậm Pồ (8 xã) và huyện Mường Nhé (6 xã).
Đề án được thực hiện từ năm 2016 - 2020 với mục tiêu thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững, nhằm giúp các xã trong vùng từng bước đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu; nâng cao cuộc sống của nhân dân; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; xây dựng và bảo vệ biên giới, đoàn kết, hữu nghị; giữ vững an ninh, quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phấn đấu đến năm 2020, 7 xã đạt 19/19 tiêu chí (gồm các xã: Thanh Chăn, Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, huyện Điện Biên; Na Sang, huyện Mường Chà; Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ; Sín Thầu, huyện Mường Nhé); 2 xã đạt 16 tiêu chí (gồm các xã: Mường Pồn, huyện Điện Biên; Mường Nhé, huyện Mường Nhé); 1 xã đạt 14 tiêu chí (xã Hua Thanh, huyện Điện Biên); 5 xã đạt 13 tiêu chí (gồm các xã: Ma Thì Hồ, Mường Mươn, huyện Mường Chà; Chà Nưa, Nà Bủng, huyện Nậm Pồ; Sen Thượng, huyện Mường Nhé); 5 xã đạt 12 tiêu chí (gồm các xã: Mường Lói, huyện Điện Biên; Phìn Hồ, Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ; Chung Chải, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé); 7 xã đạt 11 tiêu chí (gồm các xã: Pa Thơm, Na Ư, Mường Nhà, Na Tông, Phu Luông, huyện Điện Biên; Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ; Nậm Kè, huyện Mường Nhé); 2 xã đạt 10 tiêu chí (gồm xã: Vàng Đán, Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ). Không có xã nào dưới 10 tiêu chí; bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã.
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án sẽ đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, giao đất sản xuất nông nghiệp trên nương, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp để nhân dân yên tâm ổn định phát triển sản xuất, khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới nhằm đáp ứng nhu cầu phòng hộ đầu nguồn, cung cấp nước cho các thủy điện lớn; khuyến khích doanh nghiệp phát triển mạnh các vùng trồng cây công nghiệp; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình là chính.
Cùng với đó đẩy mạnh mô hình hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đẩy nhanh tiến độ cơ giới hoá ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng...
Theo: Phương Nhi/chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã