Học tập đạo đức HCM

Nợ công - Phải xác định chủ thể chịu trách nhiệm!

Chủ nhật - 11/05/2014 10:35
Xác định chủ thể chịu trách nhiệm về nợ công, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng đầu tư công là hai khuyến nghị quan trọng của TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (ảnh) khi trao đổi với phóng viên Báo SGGP về một vấn đề “nóng” đang đặt ra cho nền kinh tế: nợ công.

* Phóng viên: Thưa ông, tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014, TS Trần Đình Thiên phát biểu rằng, nợ công đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong bối cảnh chi lớn hơn thu, thâm hụt ngân sách qua nhiều năm với mức độ ngày càng lớn, buộc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp cho khoản thiếu hụt, biểu hiện ở khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành tăng mạnh trong các năm... Ông nghĩ sao về điều này?

* Ông NGUYỄN ĐỨC KIÊN: Nói về nợ công, theo tôi, cần phải có độ lùi, nghĩa là phải phân tích số liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Mười năm trở lại đây, xét mối tương quan giữa nợ công, tăng trưởng kinh tế, CPI và thu nhập bình quân đầu người, thì có thể thấy nợ công tăng rất lớn cả về tỷ lệ (mỗi năm tăng 17% - 20%); cả về con số tuyệt đối. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP lại có xu thế giảm dần, từ khoảng 8% xuống loanh quanh mức 5,2% hiện nay. Hệ quả là sau 10 năm, nợ công từ mức khoảng 28% GDP, nay đã tăng tới 56% - 57% GDP. Còn CPI cùng kỳ, nếu cộng một cách cơ học đã tăng 100%; tính toán khoa học, chính xác thì còn cao hơn nữa. Điều này cho thấy nợ công (trong đó một phần lớn là đầu tư công) đã không phát huy được vai trò thúc đẩy tăng trưởng, dẫn dắt, kiến tạo môi trường kinh tế xã hội tốt hơn cho các doanh nghiệp. 

Cần nói thêm rằng tỷ lệ nợ công so với GDP chưa phải là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá an toàn nợ của một quốc gia. Ở Nhật Bản, nợ công bằng 200% GDP; Mỹ cũng hơn 100%, nhưng họ chưa bị “báo động đỏ”, trong khi Hy Lạp nợ công chưa đến 60%, Iceland chưa đến 50% đã bị tuyên bố phá sản và phải tham gia gói cứu trợ của EU. Vấn đề then chốt không phải là nợ bao nhiêu mà là khả năng trả nợ như thế nào. 

* Vậy khả năng trả nợ của Việt Nam như thế nào? 

* Việc này liên quan chặt chẽ đến thu chi ngân sách. Nói một cách tương đối, nếu nợ công của chúng ta ở mức khoảng 50% GDP, với mức lãi suất khoảng 8% và thời gian trả nợ là dài hạn thì một năm phải trả lãi khoảng 4,4% GDP; gốc khoảng 3,67% GDP nữa; tổng cộng chi trả nợ khoảng trên 8% GDP. 

* Nếu tăng trưởng GDP thấp hơn mức đó thì tiền làm ra không đủ để trả nợ, theo ông, giải quyết vấn đề này như thế nào? 

* Chúng ta đã có đường hướng đúng, vấn đề chỉ là triển khai trên thực tế mà thôi. Để tổ chức thực hiện thành công thì phải có chủ thể chịu trách nhiệm. Giống như đã có bản nhạc giao hưởng, nhạc công, sân khấu và khán giả rồi, phải có một nhạc trưởng giỏi; không để mỗi nhạc công tự chơi một phách. Một yếu tố quan trọng nữa, theo tôi, là phải thay đổi tư duy phát triển để tận dụng được lợi thế từng vùng miền, không đầu tư dàn trải. 

Chúng ta thường nói nợ công phát sinh lớn chủ yếu do đầu tư của Nhà nước, phải xem lại việc đầu tư như hiện nay đã đúng chưa. Trong bối cảnh nguồn thu khó khăn, phải vay tiền để đầu tư, thì 100.000 tỷ đồng để nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đã thực sự cần thiết chưa; hay là nên tập trung cho những vùng động lực phát triển kinh tế đã, để những “cỗ máy” ở đó phát huy công suất tốt nhất, làm ra lợi nhuận để tái đầu tư. Còn những đoạn còn lại thì không mở thành 4 làn, mà chỉ cải thiện tầm nhìn với vận tốc tối đa 70km/giờ. 

* Điều này có nghĩa là để giải quyết bài toán nợ công một cách bền vững thì vấn đề lại là phải nâng cao hiệu quả đầu tư công, bao gồm cả tái cơ cấu đầu tư công? 

* Đúng vậy. Hãy nhìn vào trường hợp Cảng Cái Lân ở khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc. Đây là cảng nước sâu, cho tàu 65.000 DWT. Vì có cảng này nên cầu Bãi Cháy buộc phải nâng độ cao lên để tàu 6,5 vạn tấn có thể vào được cảng, vì thế chi phí xây dựng cầu Bãi Cháy đắt lên. Nhưng cảng này nằm sâu trong vịnh, hoạt động không hiệu quả, chỉ đạt 15% - 17% công suất thiết kế; nên chúng ta lại phải xây dựng thêm cảng Lạch Huyện, cũng ở Hải Phòng. Cứ đầu tư như vậy thì chắc chắn không chỉ có nợ công tăng cao mà còn khó lòng có tiền trả nợ! Cần lắm, một tư duy tiết kiệm từ lãnh đạo địa phương cho đến người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước cao nhất. 

* Ngay trong kỳ họp sắp tới, theo ông, Quốc hội có thể làm gì để cải thiện tình trạng hiện nay? 

* Để giải quyết vấn đề này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cả người dân chứ không chỉ riêng Quốc hội. Nhưng trước mắt, tôi cho rằng Quốc hội nên có phiên thảo luận chuyên đề về nợ công. Cụ thể, phải có số liệu tổng hợp với từng dự án đang sử dụng vốn ngân sách nhà nước và phân tích rõ tính hiệu quả của từng dự án; số vốn thiếu; thời hạn đưa vào sử dụng để điều chỉnh mức bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ cho phù hợp. Cần phải triển khai Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ quyết liệt hơn và có Bộ trưởng hay Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm. Theo tôi, nên công khai các dự án đưa vào sử dụng trong 3 năm tới với số vốn đã được Quốc hội phê duyệt; hay tạm gọi là một kế hoạch 3 năm vắt qua 2 kỳ đại hội để nâng cao hiệu quả đầu tư công, đảm bảo an toàn nợ quốc gia. Từ đó, thúc đẩy việc đưa luật về đầu tư công đi vào cuộc sống và sửa đổi hàng loạt văn bản luật có liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương... 

* Ông đã đề cập đến chủ thể chịu trách nhiệm về nợ công. Tổ chức hay cá nhân nào nhận lãnh vai trò này là thích hợp? 

* Cá nhân tôi cho rằng cần có một cơ quan chịu trách nhiệm về sử dụng vốn đầu tư công để giúp cho Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đó nên là Bộ Kế hoạch - Đầu tư hiện nay, nhưng sẽ phải thiết kế lại cho phù hợp. Còn tất nhiên, Chính phủ điều hành nền kinh tế thì trách nhiệm cuối cùng về sử dụng vốn nhà nước là Thủ tướng Chính phủ.

 
 

Năm 2013, nhu cầu huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách, trái phiếu Chính phủ (TPCP) và đảo nợ lên tới 300.000 tỷ đồng, tăng trên 100.000 tỷ đồng so với năm 2012. Tính đến thời điểm ngày 27-12-2013, tổng khối lượng TPCP phát hành thành công là 183.007 tỷ đồng, tăng 32.557 tỷ đồng so với năm 2012 và tăng 101.704 tỷ đồng so với năm 2011. 

Theo thống kê, năm 2014 sẽ có 122.742 tỷ đồng TPCP đáo hạn nên trong năm 2014, để huy động vốn, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục phải đấu thầu khối lượng lớn TPCP, có thể tương đương hoặc thậm chí cao hơn cả năm nay. Việc phát hành một khối lượng lớn trái phiếu chính phủ trong năm 2014 sẽ gây áp lực lên lãi suất thị trường và ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. 

Dự kiến dư nợ công đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, nợ Chính phủ là 42,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5% GDP.

(Theo tài liệu công bố tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức)

 
 

ANH THƯ (thực hiện)
theo sggp

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm413
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,786
  • Tổng lượt truy cập90,881,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây