Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Việt đang “đầu độc” dân tộc một cách hợp pháp

Thứ tư - 04/11/2015 10:10
Theo GS Vũ Trọng Khải, nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà điều nguy hiểm hơn cả sự lạc hậu là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn.

Cấu trúc thị trường bất hợp lý

Ngày 4.11, diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên được tổ chức với chủ đề “Nông nghiệp và người nông dân Việt Nam đối diện với thách thức hội nhập”. Diễn đàn này do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức.

Theo ông Phạm Quang Tú  - Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE), cấu trúc thị trường nông nghiệp Việt Nam hiện nay rất mất hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy có dấu hiệu thao túng thị trường, ép giá nông dân. Do đó,  nông dân đang vật lộn với những mặt hàng như phân bón, thức ăn chăn nuôi … vì giá ngày càng cao. Nông dân cũng đang thiếu những tổ chức liên kết mạnh.

“Sản xuất nông nghiệp đang tạo việc làm cho 70% dân số nhưng nông dân đang chịu thiệt thòi. Trong khi, các công ty tư nhân và công ty nước ngoài có khả năng thao túng thị trường lại hưởng phần lớn thành quả trong nông nghiệp” – ông Tú nhấn mạnh.
'Nong nghiep Viet dang “dau doc” dan toc mot cach hop phap'
 Cấu trúc nông nghiệp Việt Nam bất hợp lý
 

Theo ông Tú, hội nhập không chỉ toàn màu hồng mà còn nhiều mảng tối. Nếu không chuẩn bị kĩ, nông nghiệp Việt không chỉ thua trên thế giới mà còn thua ngay trên sân nhà.

Đồng tình với ông Phạm Quang Tú, PGS.TS Vũ Trọng Khải - nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP.HCM  khẳng định rằng, nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà điều nguy hiểm hơn cả sự lạc hậu là, nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn.

Theo ông Khải, nếu không khắc phục được tình trạng này, nền nông nghiệp Việt Nam chẳng những không tận dụng được cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm. Khi đó, sự tổn thất cho nông nghiệp, nông dân nói riêng và cho cả nền kinh tế và người dân Việt Nam nói chung, là hết sức to lớn.

 “Thắt cổ chai” của nông nghiệp là tài chính

Nhấn mạnh ở góc độ tài chính nông nghiệp, ông KAKIOKA Naok - Đại diện cấp cao Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho hay, nút thắt cổ chai đối với tính cạnh tranh của nông nghiệp chính là tài chính nông nghiệp.

Theo ông Naok, các khoản vay không đủ để áp dụng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Điều này dẫn đến đầu tư không hiệu quả và sản lượng sản xuất không hiệu quả. Đây là “nút thắt cổ chai” của Việt Nam khi muốn phát triển một thị trường bình ổn trong chuỗi giá trị thực phẩm.

Trong tình hình đó, việc đầu tư sẽ không hiệu quả bởi động lực đầu tư vào trang thiết bị đắt tiền còn yếu, trong khi đầu tư vào thiết bị rẻ tiền lại không bền. Sản lượng sản xuất nông nghiệp Việt Nam cũng không hiệu quả bởi chi phí cao (thuốc trừ sâu, nhân công…), năng suất thấp.

Bên cạnh đó, đại diện của JICA cũng cho hay, vì Chính phủ quy định khung giá đất nông nghiệp thấp nên việc định giá tài sản cũng thấp theo. Điều này dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu vay vốn đầu tư cho trang thiết bị.

Đâu là giải pháp?

Theo ông Vũ Trọng Khải, cần thiết phải xây dựng lại các thể chế quản lý vĩ mô, bao gồm cơ cấu bộ máy công quyền, cơ chế quản lý và công chức, từ trung ương đến cơ sở, phù hợp với quy luật vận động của kinh tế thị trường và tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

“Trước mắt, cần rà soát lại toàn bộ luật pháp, chính sách, thủ tục quản lý hiện hành, sửa đổi nó sao cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và thông lệ quốc tế. Cần xóa bỏ ngay tất cả các “giấy phép con”, các văn bản dưới luật trái với luật pháp hiện hành, các thủ tục quản lý rườm rà, các loại lệ phí và phí vô lý hiển nhiên; triệt để, kiên quyết xóa bỏ tệ nạn sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” – ông Khải nhấn mạnh.
'Nong nghiep Viet dang “dau doc” dan toc mot cach hop phap'
PGS.TS Vũ Trọng Khải - nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP.HCM
Thứ hai là xây dựng các khu đô thị vừa và nhỏ ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái, bao gồm khu công nghiệp và dịch vụ để tạo công ăn việc làm, cung cấp dịch vụ đầu vào - đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, khu dân sinh có các tiện ích và dịch vụ công cộng văn minh, tạo lập cuộc sống “an cư lạc nghiệp” cho cư dân, để họ có thể vĩnh viễn rời bỏ đồng ruộng, trở thành thị dân.

Thứ ba là xây dựng chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc gia ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái. Trên cơ sở đó, quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu chiến lược sản phẩm.

Thứ tư là Nhà nước cần có chính sách đầu tư đào tạo con em nông dân thành những “thanh nông tri điền” thay thế cho “lão nông tri điền”, “nông dân chuyên nghiệp” thay cho “nông dân cha truyền con nối”, đủ năng lực quản lý các trang trại quy mô lớn, các hợp tác xã đích thực, liên kết với doanh nghiệp ở cả đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng.
Thứ năm là xây dựng hợp tác xã đích thực của nông dân, do nông dân và vì nông dân, theo luật hợp tác xã 2012. Nhà nước cần đầu tư đào tạo một đội ngũ quản lý và kỹ thuật chuyên nghiệp để điều hành hợp tác xã phù hợp với bản chất hợp tác xã kiểu mới..
Thứ sáu là, hình thành và phát triển hệ thống các doanh nghiệp chế biến - tiêu thụ nông sản và cung ứng nguồn lực đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Tiến hành áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đóng vai trò “nhạc trưởng”, lãnh đạo toàn chuỗi giá trị của từng mặt hàng nông sản, biến các trang trại trở thành mắt khâu trong chuỗi giá trị.
Thứ bảy là, Chính phủ phải có chiến lược đầu tư nghiên cứu - triển khai (R&D) công nghệ cao trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản chiến lược ở cấp quốc gia, tạo ra nền nông nghiệp công nghệ cao.

 

Theo Hoàng Long/motthegioi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập432
  • Hôm nay37,070
  • Tháng hiện tại742,183
  • Tổng lượt truy cập90,805,576
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây